Thứ ba, 25-10-2022 | 10:24GMT+7

Làng nghề giúp người dân có thu nhập ổn định và góp phần bảo tồn nét đặc trưng văn hóa truyền thống. ( Ảnh: ST)
Hiện nay, huyện Vị Thủy có gần 40ha trầu, trong đó xã Vị Thủy được xem là “Vương quốc trầu lá” tập trung gần 200 vườn trầu với diện tích khoảng 32ha. Được thiên nhiên ưu đãi với nước ngọt ven sông Hậu trồng trầu đậm đà, tươi ngon, thắm môi, đỏ miệng. Trầu Vị Thủy là trầu vàng, hương vị cay nồng được nhiều người yêu thích. Dây trầu có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng. Đặc biệt, trầu chỉ ưa các loại phân hữu cơ, phân rơm, chuồng… Lá trầu được chăm sóc tốt có màu xanh óng vàng bắt mắt, có vị cay nồng tự nhiên. Nọc trầu thường cao khoảng 2m, được làm bằng cây tràm, khoảng 10 ngày thu hoạch 1 lần. Trung bình 1.000m2 đất sẽ trồng được khoảng 1.000 nọc trầu, cho thu nhập ổn định 100 triệu đồng/năm, gấp nhiều lần so với cây lúa.

Những vườn trầu thẳng băng, lá xanh mơn mởn phảng phất chút vàng óng ả, trải dài hun hút trông thật đẹp mắt làm say lòng du khách. ( Ảnh: ST)
Trồng trầu trải qua nhiều công đoạn: mua hom giống, chọn cây làm nọc, khai mương, đơm gốc, tưới nước, hái trầu rồi xếp lại thành ốp gọi là liễn trầu tức xếp những lá trầu thành chục (chục có khi 10, có khi 16 hoặc 20…tùy nơi), sau đó xếp thành trăm rồi thành thiên sau đó các thương lái đến tận nhà thu mua chở đi các nơi giao lại cho bạn hàng ở các tỉnh miền Tây.
Lãnh đạo UBND xã Vị Thủy cho biết làng trầu này có tuổi đời khoảng 50 năm với số lượng người trồng cứ lớn dần theo thời gian.

Năm 2020 làng trầu Vị Thủy được công nhận đạt chuẩn làng nghề truyền thống( Ảnh: ST)
Làng trầu Vị Thủy góp phần đáng kể tạo việc làm cho lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Trung bình để chăm sóc 1ha trầu, đòi hỏi 3-5 lao động làm việc liên tục để tưới nước, bón phân, cắt tỉa... Khi thu hoạch cần khoảng 15 người hái và sắp xếp lá trầu trước khi đem đi tiêu thụ.
Dân gian từ xưa đã có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngay trong đời sống của người dân, trầu cau đã đi vào sự tích, thơ ca, gắn bó với đời sống vùng quê một cách thân thiết, gần gũi. Nét đẹp hồn quê ấy đã lưu truyền từ bao đời nay và hiện vẫn còn được lưu giữ ở làng trầu Vị Thủy. Trầu cau được dùng trong nhiều dịp quan trọng của gia đình người Việt như cưới hỏi...se duyên cho nhiều đôi trai gái.

Trầu cau được dùng trong nhiều dịp quan trọng của gia đình người Việt như cưới hỏi...se duyên cho nhiều đôi trai gái. ( Ảnh: ST)
Góp phần giữ gìn, phát triển làng trầu nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng, năm 2020 HTX trầu vàng được thành lập, đồng thời trong năm 2020 tỉnh Hậu Giang công nhận làng trồng trầu ở ấp 5, ấp 7, xã Vị Thuỷ, huyện Vị Thủy đạt chuẩn làng nghề truyền thống của tỉnh.
Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Hậu Giang cũng làm đề án phát triển làng nghề trồng trầu xã Vị Thủy gắn với phát triển du lịch vì đây là loại hình canh tác được xem như độc nhất vô nhị ở miền Tây hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách đến tham quan và trải nghiệm. Những vườn trầu thẳng băng, lá xanh mơn mởn phảng phất chút vàng óng ả, trải dài hun hút trông thật đẹp mắt làm say lòng du khách.
Làng trầu Vị Thủy: Bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống
LNV - Làng trầu Vị Thủy (xã Vị Thủy, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang) đã nổi tiếng từ lâu đời, được xem là làng nghề trồng trầu lá còn lại độc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Làng nghề giúp người dân có thu nhập ổn định và góp phần bảo tồn nét đặc trưng văn hóa truyền thống.

Làng nghề giúp người dân có thu nhập ổn định và góp phần bảo tồn nét đặc trưng văn hóa truyền thống. ( Ảnh: ST)
Hiện nay, huyện Vị Thủy có gần 40ha trầu, trong đó xã Vị Thủy được xem là “Vương quốc trầu lá” tập trung gần 200 vườn trầu với diện tích khoảng 32ha. Được thiên nhiên ưu đãi với nước ngọt ven sông Hậu trồng trầu đậm đà, tươi ngon, thắm môi, đỏ miệng. Trầu Vị Thủy là trầu vàng, hương vị cay nồng được nhiều người yêu thích. Dây trầu có đặc tính sinh trưởng nhanh, dễ trồng. Đặc biệt, trầu chỉ ưa các loại phân hữu cơ, phân rơm, chuồng… Lá trầu được chăm sóc tốt có màu xanh óng vàng bắt mắt, có vị cay nồng tự nhiên. Nọc trầu thường cao khoảng 2m, được làm bằng cây tràm, khoảng 10 ngày thu hoạch 1 lần. Trung bình 1.000m2 đất sẽ trồng được khoảng 1.000 nọc trầu, cho thu nhập ổn định 100 triệu đồng/năm, gấp nhiều lần so với cây lúa.

Những vườn trầu thẳng băng, lá xanh mơn mởn phảng phất chút vàng óng ả, trải dài hun hút trông thật đẹp mắt làm say lòng du khách. ( Ảnh: ST)
Trồng trầu trải qua nhiều công đoạn: mua hom giống, chọn cây làm nọc, khai mương, đơm gốc, tưới nước, hái trầu rồi xếp lại thành ốp gọi là liễn trầu tức xếp những lá trầu thành chục (chục có khi 10, có khi 16 hoặc 20…tùy nơi), sau đó xếp thành trăm rồi thành thiên sau đó các thương lái đến tận nhà thu mua chở đi các nơi giao lại cho bạn hàng ở các tỉnh miền Tây.
Lãnh đạo UBND xã Vị Thủy cho biết làng trầu này có tuổi đời khoảng 50 năm với số lượng người trồng cứ lớn dần theo thời gian.

Năm 2020 làng trầu Vị Thủy được công nhận đạt chuẩn làng nghề truyền thống( Ảnh: ST)
Làng trầu Vị Thủy góp phần đáng kể tạo việc làm cho lao động, mang lại thu nhập ổn định cho người dân. Trung bình để chăm sóc 1ha trầu, đòi hỏi 3-5 lao động làm việc liên tục để tưới nước, bón phân, cắt tỉa... Khi thu hoạch cần khoảng 15 người hái và sắp xếp lá trầu trước khi đem đi tiêu thụ.
Dân gian từ xưa đã có câu “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Ngay trong đời sống của người dân, trầu cau đã đi vào sự tích, thơ ca, gắn bó với đời sống vùng quê một cách thân thiết, gần gũi. Nét đẹp hồn quê ấy đã lưu truyền từ bao đời nay và hiện vẫn còn được lưu giữ ở làng trầu Vị Thủy. Trầu cau được dùng trong nhiều dịp quan trọng của gia đình người Việt như cưới hỏi...se duyên cho nhiều đôi trai gái.

Trầu cau được dùng trong nhiều dịp quan trọng của gia đình người Việt như cưới hỏi...se duyên cho nhiều đôi trai gái. ( Ảnh: ST)
Góp phần giữ gìn, phát triển làng trầu nét đẹp văn hóa truyền thống đặc trưng, năm 2020 HTX trầu vàng được thành lập, đồng thời trong năm 2020 tỉnh Hậu Giang công nhận làng trồng trầu ở ấp 5, ấp 7, xã Vị Thuỷ, huyện Vị Thủy đạt chuẩn làng nghề truyền thống của tỉnh.
Sở Văn hóa - thể thao và du lịch tỉnh Hậu Giang cũng làm đề án phát triển làng nghề trồng trầu xã Vị Thủy gắn với phát triển du lịch vì đây là loại hình canh tác được xem như độc nhất vô nhị ở miền Tây hứa hẹn sẽ hấp dẫn du khách đến tham quan và trải nghiệm. Những vườn trầu thẳng băng, lá xanh mơn mởn phảng phất chút vàng óng ả, trải dài hun hút trông thật đẹp mắt làm say lòng du khách.
Thảo Nguyên
Tag :