Thứ hai, 19-09-2022 | 10:15GMT+7

Theo số liệu thống kê, toàn tỉnh Sóc Trăng có 55 cơ sở sản xuất bánh Pía với tổng công suất hơn 40.000 tấn/năm, trong đó có khoảng 22 cơ sở sản xuất với quy mô lớn, công suất khoảng 3.500 tấn/năm. Những cơ sở này đã góp phần giải quyết việc làm ổn định cho hơn 2.000 lao động nông thôn trên địa bàn.

Để tồn tại và phát triển các doanh nghiệp đã không ngừng đầu tư các máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm mới, tăng năng suất và chất lượng, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, do giá thành máy móc, thiết bị khá cao, bên cạnh đó tác động của dịch bệnh khiến đến tình hình sản xuất của các cơ sở công nghiệp nông thôn gặp nhiều khó khăn. Từ kết quả khảo sát nhu cầu xây dựng kế hoạch khuyến công năm 2022 tại Công ty TNHH bánh pía - lạp xưởng Tân Lộc Phát và một số hộ kinh doanh trên địa bàn, Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp tỉnh Sóc Trăng (Trung tâm) xác định đầu tư ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất bánh Pía của 2 cơ sở công nghiệp nông thôn nêu trên hiện nay là rất cần thiết. Trung tâm còn lập đề án nhóm “Hỗ trợ ứng dụng máy móc thiết tiên tiến trong sản xuất bánh Pía” trình và được Bộ Công Thương phê duyệt với tổng kinh phí thực hiện lên tới 1.396 tỷ đồng.
Được biết, Công ty TNHH bánh pía - lạp xưởng Tân Lộc Phát đã đầu tư ứng dụng 1 lò nướng bánh băng chuyền với công suất 50 đến100 cái/phút và 1máy gói bánh, bao nhân tự động với công suất 50 đến 100 cái/phút để phục vụ cho việc sản xuất với công suất 90 tấn/năm.
Ông Từ Nghiêm Toản, Giám đốc Công ty TNHH Bánh pía - Lạp xưởng Tân Lộc Phát chia sẻ: “Máy gói bánh, bao nhân tự động là điều khiển tự động bằng màn hình cảm ứng, khung sườn làm bằng inox 1,2 mm không gỉ, bộ phận bơm nhân bằng trục vít kết hợp với cánh gạt, dao cắt được điều khiển bằng biến tần có độ chính xác cao, tự động dập, vô lồng đỏ trứng muối tự động, bánh được định hình với nhiều kích cỡ, từ 30 - 150 gam. Đây là máy móc thiết bị mới, tiên tiến nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được sức lao động”.

Chia sẻ về hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của 2 đề án, ông Phạm Xuân Nhiệm, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết: “Đối với Công ty TNHH bánh pía - lạp xưởng Tân Lộc Phát đáp ứng tốt công suất sản xuất 90 tấn/năm, (tăng 10 tấn/năm so với hiện trạng), tạo thu nhập ổn định bình quân 5 - 6 triệu đồng/tháng cho khoảng 50 lao động. Còn hộ kinh doanh Lý Anh Tuấn đáp ứng tốt công suất sản xuất bánh Pía lên 14 tấn/năm, tạo thu nhập ổn định cho 22 lao động với thu nhập bình quân 5 triệu đồng/tháng”.
Việc thực hiện đề án trên đã giúp 2 cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất đa dạng sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu khách hàng; góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương. Quan trọng hơn cả là tạo việc làm ổn định cho lao động tại địa phương, trong đó có những lao động là người dân tộc Khmer.
Hấp dẫn bánh pía Sóc Trăng
LNV - Một trong những địa phương có nghề sản xuất bánh Pía phát triển nhất trong cả nước là tỉnh Sóc Trăng. Bánh Pía của địa phương này đã và đang chiếm lĩnh được thị hiếu của thị trường không chỉ ở địa phương, mà của các địa phương khác trong cả nước.



Được biết, Công ty TNHH bánh pía - lạp xưởng Tân Lộc Phát đã đầu tư ứng dụng 1 lò nướng bánh băng chuyền với công suất 50 đến100 cái/phút và 1máy gói bánh, bao nhân tự động với công suất 50 đến 100 cái/phút để phục vụ cho việc sản xuất với công suất 90 tấn/năm.
Ông Từ Nghiêm Toản, Giám đốc Công ty TNHH Bánh pía - Lạp xưởng Tân Lộc Phát chia sẻ: “Máy gói bánh, bao nhân tự động là điều khiển tự động bằng màn hình cảm ứng, khung sườn làm bằng inox 1,2 mm không gỉ, bộ phận bơm nhân bằng trục vít kết hợp với cánh gạt, dao cắt được điều khiển bằng biến tần có độ chính xác cao, tự động dập, vô lồng đỏ trứng muối tự động, bánh được định hình với nhiều kích cỡ, từ 30 - 150 gam. Đây là máy móc thiết bị mới, tiên tiến nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm được sức lao động”.

Việc thực hiện đề án trên đã giúp 2 cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất đa dạng sản phẩm, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm đáp ứng theo yêu cầu khách hàng; góp phần tăng giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương. Quan trọng hơn cả là tạo việc làm ổn định cho lao động tại địa phương, trong đó có những lao động là người dân tộc Khmer.
Bài và ảnh Thu Hương
Tag :