Giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề cần phải gắn liền với phát triển kinh tế du lịch

LNV - Làng nghề truyền thống Vạn Phúc nổi tiếng với nghề dệt lụa không chỉ ở Hà Đông mà còn trong và ngoài nước. Nghề dệt đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế văn hóa xã hội làng Vạn Phúc.


Lụa Vạn Phúc – Biểu tượng văn hóa của đất Hà Đông


Cũng giống như các làng nghề dệt khác ở vùng châu thổ sông Hồng, xuất phát từ nhu cầu tự cung tự cấp, tận dụng thời gian nhàn rỗi, những người nông dân tài hoa đã phát triển nghề thủ công truyền thống ngày một cao hơn. Nhờ có vị trí địa lý thuận lợi, hoàn cảnh lịch sử và tính cách con người mang lại cho nơi đây sự tôn vinh cao quý.

Làng Vạn Phúc có vị trí địa lý rất đẹp, là một hình thoi trải dài giữa hai đường giao thông, đường thủy và đường bộ. Phía Đông giáp sông Nhuệ, phía Tây giáp đường quốc lộ 70, cung đường Quốc lộ 70 bao quanh phía Tây Hà Nội, nơi tập trung rất nhiều làng nghề thủ công lâu đời quanh đất kinh kỳ lịch sử. Phía nam tiếp giáp Ngọc Trục, Đại Mỗ.


Hà Đông là vùng đất cổ xưa của Đồng bằng Bắc Bộ, nằm tiếp giáp với Hà Nội và có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển. Nơi đây cũng là mảnh đất trăm nghề nổi tiếng với nhiều nghề thủ công truyền thống như: Làm nón, đúc lưỡi cày, lười bừa, làm mộc, pháo, tiện gỗ, khảm chai...đặc biệt nổi tiếng với nghề diệt lụa và thêu ren: Làng Vạn Phúc ngày nay là phường Vạn Phúc nằm trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội khi xưa có tên gọi là Vạn Bảo thuộc tổng Thiên Mỗ bao gồm 7 xã thôn: Thiên Mỗ, Tây Mỗ, Vạn Bảo, Mỗ Lao, Ngọc Trục, Hồng Đô, Phùng Quang thuộc huyện Từ Liêm, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Sang thời Nguyễn, xã Thượng Thanh Oai có bốn thôn là Cầu Đơ, Kiều Trì, Văn Quán, Vạn Bảo, riêng làng Vạn Bảo nằm ở bên kia sông Cầu Am nên khi chia lại địa giới hành chính đổi sang thuộc tổng Thiên Mỗ, huyện Từ Liêm phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây. Đến đầu thế kỷ XX, do kiêng húy tên vua Thành Thái (1889-1906) là Bảo Lân nên mới đổi thành Vạn Phúc. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công làng Vạn Phúc là đơn vị hành chính thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây.

Các cụ cao tuổi làng Vạn Phúc kể lại, từ xưa, người Mỗ Lao ở bên kia sông Nhuệ đã chuyển sang bên này sông lập trại sinh sống. Khi mới định cư, người Vạn Phúc chỉ sống bằng nghề trồng cây lương thực và chăn nuôi. Hoàn cảnh kinh tế tự cấp, tự túc đã đưa người dân làng Vạn Phúc đến với nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Trong quá trình phát triển, bên cạnh nghề nông, nghề dệt dần dần trở thành nguồn sống chính của làng.



Tư liệu tại Viện nghiên cứu Hán Nôm còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong. Trong điều kiện tư liệu còn ít ỏi về sự phát triển của làng Vạn Phúc trong thời kỳ phong kiến thì 11 đạo sắc phong này cũng đưa lại cho chúng ta một số nét về sự phát triển của làng. Đạo sắc phong năm Bảo Hưng thứ nhất (1801) đời Tây Sơn thấy ghi duệ hiệu Đức thánh có đến hơn hai mươi mỹ tự mà theo quy định xưa thì mỗi đợt gia phong thường chỉ là hai đến ba mỹ tự. Đến triều Nguyễn, mặc dù đã có tiền lệ ban cấp sắc phong từ đời Lê, Tây Sơn nhưng các vua đầu triều Nguyễn như Gia Long (1802-1820), Minh Mạng (1821-1840), Thiệu Trị (1841-1847) đều không ban sắc phong cho thành hoàng làng Vạn Phúc. Mãi đến năm Tự Đức thứ 6 (1853) đình làng Vạn Phúc mới tiếp tục nhận được sắc phong. Theo quy chế ban cấp sắc phong thời xưa, một địa phương không được cấp sắc chỉ có hai lý do. Một là vị thần mà dân làng tôn thờ không phải là chính thần mà thuộc loại tà thần, dâm thần không được phép thờ. Hai là dân làng không chịu tuân theo giáo hóa của triều đình. Theo các cụ cao tuổi làng Vạn Phúc thì nghiêng về lí do thứ hai. Thời Tây Sơn, dân làng Vạn Phúc dốc sức ủng hội phong trào. Nghĩa cử ủng hộ phong trào Tây Sơn ấy đã gây mối phản cảm đối với các vua đầu triều Nguyễn vì thế nên không có sắc phong.

Theo sử sách, từ trước công nguyên người Lạc Việt đã biết trồng dâu, nuôi tằm. Đến các thế kỷ đầu sau công nguyên, người Việt đã có giống tằm một năm tám lứa kén. Thời kỳ nhà Đường đô hộ đã thu thuế nhân dân ta bằng tơ lụa và nghề dệt tơ lụa đã trở thành một nghề thủ công quan trọng và phổ biến. Khi đánh thuế, chính quyền đô hộ cũng nhằm vào sản phẩm tơ lụa để vơ vét. Nhất là, nhà Đường còn quy định mỗi châu nộp thuế phải tương đương giá trị 50 tấn lụa. Như vậy, lúc này tơ lụa không chỉ là sản phẩm phổ biến, gần gũi với đời sống nhân dân, mà còn được chọn làm vật ngang giá chung trong lĩnh vực thu thuế.

Từ khi mới đến lập cư, người dân Vạn Phúc mới chỉ sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Cùng với quá trình phát triển của lịch sử dân tộc, dân số của Vạn Phúc ngày càng đông đúc, trong khi ruộng đất sản xuất nông nghiệp ít, năng suất lúa thấp không đảm bảo cho đời sống của nhân dân. Từ đó, thôi thức cư dân trong làng tìm kiếm thêm nghề phụ để đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống. Ngoài ra, Vạn Phúc có vị trí thuận lợi, gần nguồn tơ tằm sông Đáy, gần trung tâm kinh tế chính trị sầm uất của tỉnh Hà Đông, lại có giao thông thủy, bộ thuận tiện nên đã sớm tiếp nhận nghề dệt lụa. Nhờ bàn tay tài hoa khéo léo, ý chí quyết tâm, tài năng sáng tạo, người dân Vạn Phúc làm nên sản phẩm dệt lụa nổi tiếng trong nước và ngoài nước


Nghề dệt ở làng Vạn Phúc có từ rất lâu đời, hiện nay không còn tài liệu nào nói đến sự ra đời của nghề dệt ở Vạn Phúc. Trong dân gian chỉ còn lưu truyền những truyền thuyết phản ánh vấn đề này. Dân làng có câu vè:

Gặp cô quê ở La Khê

Nhân vui nói chuyện về nghề làm the

Nghề này khởi tận triều Lê

Tướng quân mười vị dạy nghề mới sang.

Căn cứ vào câu vè trên, một số người cho rằng nghề dệt do vị tướng quân người Tứ Xuyên, Trung Quốc sang dạy cho làng La Khê rồi sau đó mới truyền sang làng Vạn Phúc. Còn thời gian truyền nghề, câu vè chỉ nói “khởi tận triều Lê”, còn thời Lê hay Lê Sơ thì không nói rõ.

Một truyền thuyết khác được lưu truyền rộng rãi trong dân làng Vạn Phúc được nhiều người chấp nhận hơn là truyền thuyết về bà tổ nghề Lã Thị Nga. Hiện nay, người dân trong làng vẫn còn lưu giữ bản thần tích do lễ Bộ Thượng thư Đông Các Đại học Nguyễn Bính biên soạn năm 1739 có nói về bà Lã Thị Nga truyền nghề cho dân nhân.

Có thể tóm tắt truyền thuyết của bà như sau: Thời con gái bà nổi tiếng xinh đẹp và là cô thợ may khéo ở đất Kinh Kỳ. Khi Cao Biền nhà Đường (Trung Quốc) được cử sang nước ta làm tiết độ sứ, xây thành Đại La (Hà Nội ngày nay) đã lấy bà làm vợ để trông nom khu vực phường cửi trong thành. Sau khi Cao Biền về nước, bà rời đến làng Vạn Phúc ở. Bà Lã Thị Nga còn mời thêm một bà cụ giỏi nghề dệt lụa về dạy cho dân làng. Sau khi bà hóa, dân làng nhớ ơn xây miếu thờ tại chỗ hóa và tôn bà làm Thành Hoàng làng. Tại đình làng Vạn Phúc nơi thờ bà, trong hậu cung còn đặt một cái kéo, một cái vạch và một cái thước sơn son thiếp vàng đặt trước bài vị. Sau khi bà Lã Thị Nga hóa, bà cụ thợ già cũng trở về quê và mất tại quê. Dân làng nhớ ơn lập đền thờ bà gọi là Đền Phường Cửi.


Hiện nay, trong đình làng, nơi thờ bà còn lưu giữ được 11 đạo sắc phong tuy không nói rõ quá trình bà dạy nghề cho dân trong làng diễn ra như thế nào, nhưng đều ca ngợi công đức, phẩm hạnh của bà và tôn bà là Thành Hoàng của làng “Lã Thị Nương nương Nga Hoàng Đại Vương”. Đây là một cơ sở quan trọng để chúng ta xác định rõ hơn về vị tổ nghề dệt làng Vạn Phúc và sự ra đời của nghề dệt. Ngoài ra, ở đình làng còn có đôi câu đối nói về hành trang của Bà, dịch nghĩa như sau: Theo lòng trời thần ban đất, gia ân cho dân, một ấp sống chung duy phép thần mới bảo vệ được. Đức lớn như lòng đất, trừ tai cản họa cho tứ dân mới an cư lạc nghiệp chỉ có lòng người mẹ mới giúp được dân như vậy. Theo tài liệu của Dương Bá Phượng trong tác phẩm Bảo tồn và phát triển các làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, cho rằng: Làng Vạn Phúc (Hà Tây) nổi tiếng về nghề dệt lụa có từ cách đây khoảng 1000 năm (từ thời nhà Lý chuyển kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long) được hình thành cùng với vùng tơ tằm Hà Đông.

Đến thế kỷ XII, XIII, khi Nho giáo bắt đầu phát triển ở Đại Việt thì sự thay đổi về trang phục như: Quốc phục, áo dài chuyển sang màu đen làm cho nhu cầu về tơ lụa lại càng lớn, tác động đến sự phát triển của nghề dệt lụa Vạn Phúc. Nhất là thời nhà Trần, mức sản xuất tơ lụa của Vạn Phúc nói riêng, cả nước nói chung đã rất phát triển, phong phú về các loại sản phẩm. Việc tiêu dùng tơ lụa rất phổ biến, phần lớn nhân dân đều mặc quần, áo đen may bằng lụa, hoặc dệt bằng tơ.

Đến thời Hậu Lê, người dân Vạn Phúc đã phát triển nghề dệt từ vải đến trồi đũi lụa, sang the, lương, vân, sa và đặc biệt là dệt gấm. Theo tài liệu của Ban quản lý tôn tạo di tích phường Vạn Phúc: Vào năm 1614 ở Trung Quốc nhà Minh suy yếu, bị nhà Thanh chiếm ngôi, có ba gia đình họ Lý làm quan ở Vân Nam, không chịu hàng phục nhà Thanh, chốn sang Đại Việt cư trú, ở Đông Đô, tức là Hà Nội ngày nay. Riêng vợ chồng ông thứ ba, vợ là Hoàng Từ Phụ, chồng là Lý Khắc Quý, mở ra dệt the. Như vậy, dệt the lương có go võng có từ thời hậu Lê.

Nghề dệt ở làng Vạn Phúc đã ra đời từ rất sớm, có thể từ thế kỷ VIII vào lúc nhà Đường đô hộ nước ta. Trong sử cũ còn chép lại lúc bấy giờ nước ta gọi là “An Nam đô hộ phủ”, dân ta phải cống nộp cho vương triều phương Bắc những cống phẩm quý giá như: tơ lụa, the, đồ mây… Nhưng nếu muộn hơn thì nghề dệt ở đây cũng đã có từ thời Lê sơ (thế kỷ XV) và bề dày thời gian là khoảng hơn 500 năm cách ngày nay.

Dệt làng Vạn Phúc đã nhanh chóng được các vua quan và các tầng lớp nhân dân ưa chuộng. Các vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại đều sai người về làng Vạn Phúc mua sa, gấm, lụa đem về triều cho vua quan dùng may trang phục, trang trí. Giới sành ăn mặc ở thành thị và giới thượng lưu giàu có ưa chuộng lụa Vạn Phúc, đặc biệt là gấm Vạn Phúc.
Theo Ronanl trong quyển Hà Đông dư địa chí (1925) ở Vạn Phúc năm 1870 có 700 người làm nghề dệt lụa và tương ứng với khoảng 350 khung dệt. Như vậy trước 1904 nghề dệt ở Vạn Phúc tuy đã phát triển song quy mô và thị trường tiêu thụ còn hẹp. Tuy có một bộ phận quan lại, vua chúa dùng gấm lụa của Vạn Phúc song thị trường tiêu thụ chính vẫn là chợ làng (chợ Đình), chợ khu vực ( chợ Đơ). Như vậy có thể nói nghề dệt làng Vạn Phúc thời kỳ này kỹ thuật dệt còn thô sơ, quy mô nhỏ, thị trường tiêu thụ là địa phương và những vùng phụ cận là chủ yếu.

Có thể nói việc bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong bối cảnh hiện tại có nhiều cơ hội và thách thức trong quá trình cạnh tranh với các mặt hàng công nghiệp trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với một số giải pháp nói chung nhà nước cần có nhiều chính sách hỗ trợ, thúc đẩy làng nghề bằng việc ưu tiên cho vay vốn, ưu đãi về thuế…. Mặt bằng sản xuất cũng đang là một khó khăn mà các làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất đang gặp phải. Vì vậy, Nhà nước cần có cơ chế, chính sách giao đất, hợp đồng cho thuê đất ổn định để các cơ sở sản xuất ở làng nghề truyền thống có thể mở rộng quy mô yên tâm sản xuất. Cần tạo điều kiện cho các làng nghề truyền thống tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường; hỗ trợ vốn và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo…để họ tự tiếp cận thông tin chủ động trong quá trình hội nhập.

Lụa Vạn Phúc ngày nay như là một biểu tượng đại diện cho tơ lụa Việt Nam được nhiều khách hàng trong và ngoài nước biết đến, có thể nói đó cũng là di sản truyền đời qua các thế hệ mà ông cha ta đã tạo dựng cho đời sau. Trong bối cảnh hiện nay khi hàng hóa tràn ngập và mang tính cạnh tranh lớn thì Vạn Phúc ngoài việc giữ gìn bản sắc văn hóa làng nghề, giữ gìn truyền thống còn cần phải gắn liền với việc gắn liền với phát triển kinh tế du lịch, hiện đại hóa để tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, sản phẩm làm phải đạt chất lượng tốt hơn, đồng đều hơn, mẫu mã đa dạng đáp ứng được nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.

TS Mai Thúc Hiệp

Tin liên quan

Tin mới hơn

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu  Phố cổ Hà Nội

Tìm giải pháp bảo tồn và phát triển phố nghề Lãn Ông trong khu Phố cổ Hà Nội

Sáng ngày 20/4, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội đã diễn ra tọa đàm “Nghề Đông y Hoàn Kiếm - gắn với phố nghề Lãn Ông” do Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội kết hợp với Hội Đông y quận Hoàn Kiếm tổ chức.
Khai mạc hoạt động văn hóa

Khai mạc hoạt động văn hóa 'Giữ nghề xưa trên phố' năm 2024

Nhân kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024 ) và 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), hướng đến kỷ niệm 300 năm Ngày sinh của danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. Từ ngày 19/4 -12/5, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức chuỗi sự kiện văn hóa với chủ đề “Giữ nghề xưa trên phố”.
Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

Nét đẹp văn hóa của Lễ giỗ tổ nghề Yến Cù Lao Chàm

LNV - Giỗ tổ nghề Yến là sự kiện thường niên do Ban quản lý và khai thác yến Cù Lao Chàm tổ chức ở Bãi Hương, xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là nơi thờ phụng miếu tổ nghề, được xây dựng và hoàn thiện vào thế kỷ XIX.

Tin khác

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế hiện là bảo tàng tư nhân duy nhất về dòng tranh dân gian tại Việt Nam, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị nghề làm tranh dân gian Đông Hồ.
Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

Gia Lai: Nỗ lực gìn giữ, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người đồng bào

LNV - Đến với Gia Lai, ngoài trải nghiệm thú vị với các hình thức du lịch cộng đồng, homestay, với ẩm thực đa dạng và phong phú, du khách còn được khám phá nét nguyên bản trong các nghề thủ công. Trong đó, nghề dệt thổ cẩm của người tộc thiểu số Rajai, Bana với bộ trang phục, khăn áo… đã từ lâu trở thành một nét văn hoá đặc trưng của người đồng bào nơi đây.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia được vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là món hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một quãng lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

Hà Nội: Khai trương tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”

LNV - Ngày 12/4/2024, Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Chương trình khảo sát trải nghiệm và công bố tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”. Với các điểm đến, đó là: Đình Đền Nội Bình Đà (xã Bình Minh, huyện Thanh Oai); Làng nghề tăm hương (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa); Làng nghề dệt Phùng Xá (Xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức).
Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

Độc đáo làng nghề làm tương Mông Phụ

LNV - Khi đến Làng cổ Đường Lâm du khách không chỉ được biết đến với những ngôi nhà cổ xây bằng đá ong hàng trăm năm tuổi mà còn nức tiếng với nhiều món ăn dân dã như chè lam, kẹo lạc,… đặc biệt hơn cả vẫn là món tương nếp nổi tiếng ở làng Mông Phụ.
Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

Thăng trầm nghề đúc lư đồng An Hội ở thành phố hồ chí minh

LNV - Từng nức tiếng với nghề đúc lư đồng truyền thống. Làng nghề đúc lư đồng An Hội nằm trên con đường Nguyễn Duy Cung, thuộc phường 12, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh giờ đây chỉ còn vài hộ gia đình gắng gượng giữ nghề truyền thống. Nghề đúc lư đồng An Hội đang đứng trước nguy cơ mai một. Làm sao có thể giữ nghiệp của cha ông đang là trăn trở của những người còn gắn bó với nghề?
Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

Làng Châm Khê - Nơi giữ hồn quan họ cổ

LNV - Làng Châm Khê, thuộc phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đã nổi tiếng là một trong những cái nôi của di sản văn hóa phi vật thể Quan họ Bắc Ninh. Nơi đây được xem như một "bảo tàng sống" lưu giữ những giá trị tinh hoa độc đáo của loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc Quan họ Bắc Ninh.
Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

Nguồn gốc lịch sử về nghề sơn mài

LNV - Sơn mài xuất hiện lần đầu tiên trên thế giới cách đây hơn 4000 năm, nhiều cổ vật được tìm thấy tại các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Miến Điện…
Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

Niềm trăn trở của Nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê ban

LNV - Ở Đắk Nông không thể không nhắc tới nghệ nhân ưu tú Y Sim Ê Ban (sinh năm 1959), dân tộc Ê đê, buôn Nui, xã Tâm Thắng (Cư Jút). Không những biết đánh cồng chiêng, chỉnh chiêng, ông Y Sim còn sử dụng thuần thục và chế tác nhiều loại nhạc cụ của đồng bào Ê đê như đàn gung, đàn bruốt, đinh năm, đinh tuốt, tù và, trống...
Nghề nuôi vẹm xanh

Nghề nuôi vẹm xanh

LNV - Vẹm xanh là một loại thực phẩm có lợi cho sức khỏe, được liệt vào danh sách những loại hải sản hỗ trợ và điều trị được rất nhiều loại bệnh. Ngoài ra, vẹm xanh còn là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao.
Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

Độc đáo "may nóng" ở phố cổ Hội An

LNV - Hội An từ lâu đã nổi tiếng với những giá trị văn hóa và lịch sử độc đáo. Nơi đây không chỉ thu hút du khách bởi những ngôi nhà cổ kính, những con đường đèn lồng lung linh huyền ảo mà còn bởi dịch vụ may đo áo dài lấy ngay tinh tế và ấn tượng.
Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

Khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong Phố” với câu chuyện nghề làm da giầy truyền thống

LNV - Ngày 9/4, quận Hoàn Kiếm (Thành phố Hà Nội) khai mạc triển lãm “Chuyện Đình trong phố” với câu chuyện về nghề làm da giầy tại Đình Phả Trúc Lâm (40 phố Hàng Hành), phường Hàng Trống.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN

LNV - Sáng 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Tương lai ASEAN với chủ đề "Xây dựng Cộng đồng ASEAN phát triển nhanh, bền vững, lấy người dân làm trung tâm".
Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Bế mạc Phiên họp thứ 32 của của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

LNV - Chiều 23-4, tại Nhà Quốc hội, Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã bế mạc sau 4,5 ngày làm việc.
Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ

Hơn 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được giới thiệu tại Triển lãm Điện Biên Phủ

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 23/4, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Cục Văn Thư và Lưu trữ Nhà nước, tổ chức Triển lãm "Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử".
Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng ngày 23/4, trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã thông tin sơ lược về Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 1
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động