Thứ năm, 19-01-2023 | 10:16GMT+7
Vào những ngày cuối tháng Chạp khắp nơi trên đất nước Việt Nam nô nức chuẩn bị đón chào năm mới Quý Mão-2023. Mèo linh vật năm mới được trang hoàng khắp các đường lớn đến ngõ nhỏ. Một điều hết sức đặc biệt là cũng trong thời gian này ở nước bạn Trung Quốc thỏ lại được chọn làm linh vật năm 2023. Tại sao cùng là nước Đông Á lại có sự khác biệt này.
Trung Quốc và Việt Nam đều có cách tính giống nhau của 11 con giáp gồm: Tý (chuột), Sửu (trâu), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), và Hợi (heo). Sự khác nhau nằm ở chi thứ 4 mão ở Trung Quốc là thỏ còn Việt Nam lại được thay bằng mèo. Có nhiều cách giải thích cho sự khác biệt thú vị này nhưng phổ biến nhất là do sự sai sót trong lúc phiên dịch, trong tiếng Hoa, phát âm tên con thỏ là “mao”, giống với “mèo” trong phát âm của người Việt. Cả hai cách đọc này đều bắt nguồn từ âm tiếng Hán ngày xưa “mão”. Ở Trung Quốc người ta cho rằng thỏ tượng trưng cho nét thanh lịch, sự nhạy cảm với nghệ thuật và cái đẹp. Gắn liền với các vị thần mặt trăng, chị Hằng mang nhiều ý nghĩa hơn hẳn so với mèo nên mặc dù người Trung Quốc xưa hay lẫn lộn cách viết giữa thỏ và mèo nhưng vẫn quyết định chọn thỏ là linh vật của năm Mão.
Ngược lại, trong đời sống của người Việt Nam thỏ có ý nghĩa mờ nhạt hơn hẳn mèo khi từ lâu mèo đã trở thành người bạn đồng hành của con người. Mèo giúp bắt chuột bảo vệ mùa màng đồng thời là người bạn thân thiết của những cô, cậu bé. Người Việt Nam đã quá quen thuộc với những hình ảnh như mèo nằm dàn bếp, mèo trèo vắt vẻo trên cây cau hay mèo ngoạm chuột,…Mèo còn được ưu ái xuất hiện trong bức tranh đông hồ nổi tiếng đám cưới chuột. Chính sự thân thiết, gần gũi giữa mèo và con người mà vô số câu ca dao, tục ngữ ra đời:
“Con mèo đánh vỡ nồi rang
Con chó chạy lại nó mang cái đòn.”
“Còn duyên anh cưới ba heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi.”
Mượn hình ảnh mèo để răng dạy con người sống hay, sống tốt
-“Mèo khen mèo dài đuôi” chỉ sự tự đề cao hay khen ngợi mình một cách quá đáng.
-“Như mèo thấy mỡ” Ý giễu cợt người tỏ vẻ thèm muốn trước một điều gì đó.
Bên cạnh sự giải thích này một số đông khác cho rằng sở dĩ có sự khác biệt này là do điều kiện môi trường. Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên. Hai khái niệm thảo mộc và thảo nguyên là hoàn toàn khác nhau. Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành bầy đàn thì thảo mộc là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau. Lý do Việt Nam nhiều thảo mộc như vậy bởi khí hậu nóng
ẩm mưa nhiều.
Tóm lại dù giải thích theo cách nào thì việc thay thỏ bằng mèo tuy vô tình nhưng lại rất đỗi hợp lý vì 12 con giáp tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo 12 tính cách khác nhau chính vì vậy chúng phải riêng biệt và độc nhất giữa các loài, mèo tạo ra sự đối lập giữa 2 con vật là chuột và chó, như người ta vẫn nói:
“Mẹ chồng đối với nàng dâu
Như mèo với chuột thương nhau bao giờ.”
Hay: “Ghét nhau như chó với mèo”
Mèo còn đại điện cho sự thông minh, lanh lợi, biết kiên nhẫn và suy tính trước sau khi làm một việc gì đó. Nhiều người ưu chuộng đặt tượng mèo tài lộc trong nhà hay cửa hàng vì tin rằng nó đem lại cát khí cho gia chủ, hút tài lộc và tránh vận xui. Tượng mèo đặt biệt hợp với những người tuổi mão, tuất, mùi và hợi.
Vòng xoay 12 con giáp cứ thế lặp đi lặp lại, người Việt Nam đã ngầm chấp nhận việc năm Mão đại diện bởi con mèo và coi đó như một điều hiển nhiên, điều này đồng thời thể hiện sự thông minh trong việc tiếp biến văn hoá của con người Việt Nam. Mong rằng năm mới 2023 sẽ mang lại bình an, may mắn, phát tài phát lộc như đúng hình tượng mèo mang lại.
Tết 2023 năm thỏ hay mèo?
LNV - Vào những ngày cuối tháng Chạp khắp nơi trên đất nước Việt Nam nô nức chuẩn bị đón chào năm mới Quý Mão-2023. Mèo linh vật năm mới được trang hoàng khắp các đường lớn đến ngõ nhỏ. Một điều hết sức đặc biệt là cũng trong thời gian này ở nước bạn Trung Quốc thỏ lại được chọn làm linh vật năm 2023. Tại sao cùng là nước Đông Á lại có sự khác biệt này.

Vào những ngày cuối tháng Chạp khắp nơi trên đất nước Việt Nam nô nức chuẩn bị đón chào năm mới Quý Mão-2023. Mèo linh vật năm mới được trang hoàng khắp các đường lớn đến ngõ nhỏ. Một điều hết sức đặc biệt là cũng trong thời gian này ở nước bạn Trung Quốc thỏ lại được chọn làm linh vật năm 2023. Tại sao cùng là nước Đông Á lại có sự khác biệt này.
Trung Quốc và Việt Nam đều có cách tính giống nhau của 11 con giáp gồm: Tý (chuột), Sửu (trâu), Ngọ (ngựa), Mùi (dê), Thân (khỉ), Dậu (gà), Tuất (chó), và Hợi (heo). Sự khác nhau nằm ở chi thứ 4 mão ở Trung Quốc là thỏ còn Việt Nam lại được thay bằng mèo. Có nhiều cách giải thích cho sự khác biệt thú vị này nhưng phổ biến nhất là do sự sai sót trong lúc phiên dịch, trong tiếng Hoa, phát âm tên con thỏ là “mao”, giống với “mèo” trong phát âm của người Việt. Cả hai cách đọc này đều bắt nguồn từ âm tiếng Hán ngày xưa “mão”. Ở Trung Quốc người ta cho rằng thỏ tượng trưng cho nét thanh lịch, sự nhạy cảm với nghệ thuật và cái đẹp. Gắn liền với các vị thần mặt trăng, chị Hằng mang nhiều ý nghĩa hơn hẳn so với mèo nên mặc dù người Trung Quốc xưa hay lẫn lộn cách viết giữa thỏ và mèo nhưng vẫn quyết định chọn thỏ là linh vật của năm Mão.
Ngược lại, trong đời sống của người Việt Nam thỏ có ý nghĩa mờ nhạt hơn hẳn mèo khi từ lâu mèo đã trở thành người bạn đồng hành của con người. Mèo giúp bắt chuột bảo vệ mùa màng đồng thời là người bạn thân thiết của những cô, cậu bé. Người Việt Nam đã quá quen thuộc với những hình ảnh như mèo nằm dàn bếp, mèo trèo vắt vẻo trên cây cau hay mèo ngoạm chuột,…Mèo còn được ưu ái xuất hiện trong bức tranh đông hồ nổi tiếng đám cưới chuột. Chính sự thân thiết, gần gũi giữa mèo và con người mà vô số câu ca dao, tục ngữ ra đời:
“Con mèo đánh vỡ nồi rang
Con chó chạy lại nó mang cái đòn.”
“Còn duyên anh cưới ba heo
Hết duyên anh cưới con mèo cụt đuôi.”
Mượn hình ảnh mèo để răng dạy con người sống hay, sống tốt
-“Mèo khen mèo dài đuôi” chỉ sự tự đề cao hay khen ngợi mình một cách quá đáng.
-“Như mèo thấy mỡ” Ý giễu cợt người tỏ vẻ thèm muốn trước một điều gì đó.
Bên cạnh sự giải thích này một số đông khác cho rằng sở dĩ có sự khác biệt này là do điều kiện môi trường. Việt Nam là văn hoá thảo mộc chứ không phải văn hoá thảo nguyên. Hai khái niệm thảo mộc và thảo nguyên là hoàn toàn khác nhau. Nếu thảo nguyên là môi trường có những đồng cỏ mềm mượt, mà các loài động vật có thể thoả sức ăn thành bầy đàn thì thảo mộc là môi trường phong phú đa dạng các thảm thực vật đan xen lẫn nhau. Lý do Việt Nam nhiều thảo mộc như vậy bởi khí hậu nóng
ẩm mưa nhiều.
Tóm lại dù giải thích theo cách nào thì việc thay thỏ bằng mèo tuy vô tình nhưng lại rất đỗi hợp lý vì 12 con giáp tượng trưng cho 12 cung hoàng đạo 12 tính cách khác nhau chính vì vậy chúng phải riêng biệt và độc nhất giữa các loài, mèo tạo ra sự đối lập giữa 2 con vật là chuột và chó, như người ta vẫn nói:

Như mèo với chuột thương nhau bao giờ.”
Hay: “Ghét nhau như chó với mèo”
Mèo còn đại điện cho sự thông minh, lanh lợi, biết kiên nhẫn và suy tính trước sau khi làm một việc gì đó. Nhiều người ưu chuộng đặt tượng mèo tài lộc trong nhà hay cửa hàng vì tin rằng nó đem lại cát khí cho gia chủ, hút tài lộc và tránh vận xui. Tượng mèo đặt biệt hợp với những người tuổi mão, tuất, mùi và hợi.
Vòng xoay 12 con giáp cứ thế lặp đi lặp lại, người Việt Nam đã ngầm chấp nhận việc năm Mão đại diện bởi con mèo và coi đó như một điều hiển nhiên, điều này đồng thời thể hiện sự thông minh trong việc tiếp biến văn hoá của con người Việt Nam. Mong rằng năm mới 2023 sẽ mang lại bình an, may mắn, phát tài phát lộc như đúng hình tượng mèo mang lại.
Bài và ảnh Cẩm Hà