Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 33°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 36°C Thừa Thiên Huế

Bình Định: Chủ động, linh hoạt áp dụng các giải pháp thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

LNV - Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp, trong bối cảnh đó, Bình Định đã bám sát tình hình, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, thực hiện thắng lợi “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới.
Triển khai đồng bộ nhiều giải pháp

Trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 và những khó khăn, thách thức của kinh tế thế giới và trong nước, nhiệm vụ trọng tâm hiện nay của Bình Định là thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” vừa phòng, chống dịch bệnh, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, vừa phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong trạng thái bình thường mới; Hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2021 đề ra; Trong đó cần nêu cao quyết tâm, tập trung cao độ thực hiện các nhiệm vụ, công việc theo mục tiêu đề ra; Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, khắc phục tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ, đẩy nhanh tiến độ công việc và thủ tục liên quan trực tiếp tới hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư của doanh nghiệp và người dân.



Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long (Trưởng Ban chỉ đạo tỉnh về phòng chống dịch bệnh Covid-19) kiểm tra các chốt kiểm soát dịch trên Quốc lộ 1A, 1D đi qua địa bàn tỉnh Bình Định


Với phương châm “giao thông đi trước”, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn trương giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm trên địa bàn tỉnh như: Tuyến đường ven biển, tuyến đường phía Tây đầm Thị Nại, đường trục khu kinh tế nối dài, đường phía Tây tỉnh, đường Điện Biên Phủ nối dài, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư. Đồng thời, tỉnh tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, tạo điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư triển khai dự án khu công nghiệp, đô thị và dịch vụ Becamex VSIP Bình Định. Bên cạnh các công trình, dự án lớn đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho Bình Định, tỉnh cũng khuyến khích, tạo điều kiện cho doanh nghiệp, cá nhân tiếp tục đầu tư phát triển các dự án vốn ngoài ngân sách, góp phần vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tạo việc làm cho người dân. Ông Nguyễn Bay, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định, cho biết thêm: Trong điều kiện xúc tiến trực tiếp bị ảnh hưởng bỡi dịch Covid-19, chúng tôi đang xây dựng kế hoạch tập trung vào công tác truyền thông, xây dựng hình ảnh, nhằm tạo ấn tượng tốt trong mắt các nhà đầu tư.


Cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng cữa khẩu Cảng Quy Nhơn thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền cho các chủ phương tiện khi cập cảng cá để hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19


Nhằm tiếp tục đẩy mạnh hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch “Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam”, Sở Du lịch Bình Định đã tổ chức Hội nghị giới thiệu chương trình kích cầu du lịch “Người Bình Định đi du lịch Bình Định”; tăng cường hướng dẫn các doanh nghiệp lữ hành, điểm tham quan, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch... trong tỉnh thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch có hiệu quả, thực hiện được “mục tiêu kép” trong lĩnh vực này. Theo ông Huỳnh Cao Nhất, Phó Giám đốc Sở Du lịch Bình Định, ngoài việc thực hiện nghiêm các quy định 5K (Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tụ tập - Khai báo y tế), ngành du lịch triển khai việc đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19 cho các doanh nghiệp lữ hành; Khu, điểm tham quan; Cơ sở lưu trú du lịch, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trong tỉnh theo hướng dẫn của Bộ VH-TT&DL. Đến thời điểm này, có 164 cơ sở đăng ký và tự đánh giá an toàn Covid-19 theo hướng dẫn của ngành du lịch.

Để giữ vững tốc độ tăng trưởng của ngành, Ông Ngô Văn Tổng, Giám đốc Sở Công thương Bình Định cho biết: Sở Công thương tiếp tục đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, tập trung vào những hàng hóa có lợi thế xuất khẩu của tỉnh; Các thị trường tiềm năng và thị trường mới nhằm đa dạng hóa các mặt hàng, đáp ứng nhu cầu thị trường xuất khẩu. Đặc biệt, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh Bình Định ban hành quy chế xây dựng, quản lý và thực hiện chương trình xúc tiến thương mại, tổ chức các hội nghị, hội thảo nhằm tuyên truyền, phổ biến các Hiệp định FTA, CPTTP, EVFTA cho các doanh nghiệp; dự báo, cảnh báo đối với các biện pháp phòng vệ thương mại áp dụng lên hàng hóa xuất khẩu của tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; Hướng dẫn các doanh nghiệp hiểu rõ và nắm được quy tắc xuất xứ của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trước tiên hết là các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu trên địa bàn tỉnh cần chủ động đẩy mạnh tái cơ cấu ngành hàng sâu rộng hơn theo hướng hiện đại, bền vững, thay đổi hình thức giao dịch, bán hàng từ kiểu bán hàng truyền thống sang hình thức bán hàng online nhằm giảm rủi ro trong thời kỳ hội nhập và phù hợp với xu thế thương mại của thế giới.


Đối với ngành Nông nghiệp, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN&PTNT Bình Định, cho rằng: Với đà thắng lợi toàn diện kế hoạch sản xuất vụ Đông Xuân 2020-2021, chúng tôi tiếp tục đẩy mạnh công tác phối hợp các địa phương xây dựng và phát triển vùng sản xuất chuyên canh, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản áp dụng công nghệ cao theo chuỗi liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường công tác phòng, chống các loại dịch bệnh nguy hiểm, đảm bảo an toàn cho vật nuôi; Củng cố và nâng cao chất lượng các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, phấn đấu trong năm 2021 có thêm 7 xã hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới; Đẩy mạnh thực hiện chiến lược biển, phát triển có hiệu quả các ngành kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”

Đối mặt với những diễn biến khó lường của dịch bệnh Covid-19 đã tác động lớn đến kinh tế - xã hội của cả nước, chính quyền và nhân dân toàn tỉnh Bình Định đã nỗ lực khắc phục khó khăn, thực hiện có hiệu quả “mục tiêu kép”. Triển khai thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đồng thời, đẩy nhanh tiến độ các hoạt động sản xuất, kinh doanh và đầu tư. Kinh tế của tỉnh Bình Định trong 6 tháng đầu năm 2021 tiếp tục tăng trưởng và đạt những kết quả nổi bật.

Theo báo cáo của Sở Công thương Bình Định, 6 tháng đầu năm 2021 sản xuất công nghiệp toàn tỉnh ước tăng gần 8% so với cùng kỳ năm 2020. Trong số này, công nghiệp sản xuất và phân phối điện, khí đốt, hơi tăng gần 80%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng gần 5,1%; Công nghiệp cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 3,49%... Giá trị sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm 2021 ước thực hiện 25.070 tỷ đồng, tăng gần 9% so với cùng kỳ năm trước.

Công tác phân bổ kế hoạch đầu tư công và thu hút đầu tư cũng có chuyển biến tích cực so với cùng kỳ năm trước.

Ông Nguyễn Thành Hải, Giám đốc Sở KH&ĐT Bình Định, cho biết: Trong 6 tháng đầu năm 2021, kế hoạch đầu tư công năm 2021 đã được phân bổ chi tiết đạt 100% kế hoạch Trung ương giao; Toàn tỉnh thu hút được 40 dự án đầu tư (38 dự án có vốn đầu tư trong nước và 02 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) với tổng vốn đầu tư thu hút khoảng 26.531,56 tỷ đồng (so với cùng kỳ năm trước, giảm 17 dự án, tăng thêm 15.561,11 tỷ đồng về tổng vốn đầu tư). Hiện tại, Bình Định có các doanh nghiệp của trên 21 quốc gia, vùng lãnh thổ đang đầu tư. Trong đó Hoa Kỳ, Trung Quốc và Nhật Bản là nhóm các quốc gia có tổng vốn đầu tư lớn nhất với lần lượt là 282,11 triệu USD; 160,52 triệu USD và 94,28 triệu USD.

Báo cáo của Sở Du lịch Bình Định, 6 tháng đầu năm nay ngành du lịch Bình Định ước đón được 1.178.616 lượt khách, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước; Trong đó, khách quốc tế ước đạt 77.226 lượt, giảm 33,6%, khách nội địa ước đạt 1.101.390 lượt, tăng 15,9% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu du lịch 6 tháng đầu năm nay ước đạt 1.603 tỷ đồng, tăng 25,5% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành nông nghiệp đã chủ động, linh hoạt trong điều hành hoạt động sản xuất nông nghiệp của tỉnh, có các giải pháp phù hợp đẩy mạnh sản xuất trong tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản ước 6 tháng năm 2021 đạt 13.447,8 tỷ đồng, tăng 3,8% so cùng kỳ, trong đó: Trồng trọt đạt 4.295,1 tỷ đồng, tăng 3,3%; chăn nuôi đạt 4.081,6 tỷ đồng, tăng 6,6%; Thủy sản đạt 4.391,7 tỷ đồng, tăng 2,1%; Lâm nghiệp đạt 486,6 tỷ đồng, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trước mắt, với tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để triển khai hiệu quả các giải pháp đã đề ra nhằm thực hiện thành công “mục tiêu kép”, ứng phó, phòng chống, kiểm soát hiệu quả các làn sóng dịch bệnh, đồng thời nhận diện và tranh thủ tốt các cơ hội để phục hồi và phát triển nền kinh tế. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Nguyễn Phi Long, yêu cầu các sở, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền các cấp trong tỉnh cần phải tập trung hơn nữa trong việc đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững; phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế, công nghệ cao; tập trung đầu tư, hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư để triển khai các dự án trọng điểm, quy mô lớn. Hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ kịp thời khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tiếp tục chỉ đạo rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách mới cùng với chính sách của Trung ương, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, nhất là những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh, có thế mạnh xuất khẩu. Cùng với đó, chủ động phòng, chống dịch bệnh Covid-19 trong tình hình mới, đảm bảo sức khỏe cho người dân.

#Thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính Phủ#

Bài, ảnh: Văn Toại - Ngọc Châu

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.
Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".

Tin khác

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

LNV - Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm.
Hối hả cho mùa hoa Tết bội thu

Hối hả cho mùa hoa Tết bội thu

LNV - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân ở các làng nghề trồng hoa của huyện Mê Linh đang hối hả ra đồng chăm sóc để kịp thời cung ứng hoa cho thị trường.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động