Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn

LNV - Nông nghiệp tuần hoàn dường như là khái niệm khá mới mẻ với nhiều người, nhưng thực tế, đây là quá trình sản xuất nông nghiệp theo chu trình khép kín, chất thải và phế phụ phẩm của quá trình này là đầu vào của quá trình khác thông qua áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, công nghệ hóa lý.
Theo đó sản xuất nông nghiệp sẽ khai thác và sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hiệu quả, giảm sự lãng phí, thất thoát sau thu hoạch, tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ sinh thái và sức khỏe con người.

Trong bối cảnh giá vật tư nông nghiệp, thức ăn chăn nuôi tăng cao, nông nghiệp tuần hoàn thật sự là một giải pháp hợp lý nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người sản xuất. Nhận thấy mô hình kinh tế tuần hoàn đặc biệt quan trọng và cần thiết đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bền vững, tỉnh Hà Nam đã và đang triển khai các mô hình chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản theo hướng bền vững, ứng dụng công nghệ cao, an toàn sinh học, trong đó có nông nghiệp tuần hoàn.


Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn của gia đình ông Phạm Văn Loan, xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, Hà Nam.


Chất thải không còn là nỗi lo

Chăn nuôi bò-trồng cây ăn quả-cây dược liệu là một trong những kiểu mô hình được nhiều hộ chăn nuôi bò sữa, bò thịt ở Hà Nam áp dụng thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao vì đã tận dụng tốt nguồn chất thải, phế phụ phẩm để tái sử dụng nhằm giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Với diện tích gần 30ha vận hành theo mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín, trang trại của anh Đặng Xuân Nam, ở xã Nguyên Lý, huyện Lý Nhân đang vận dụng sáng tạo nguyên tắc cơ bản trong nền kinh tế tuần hoàn để thực hiện khá thành công trong các khu liên hợp, tự thu gom phế liệu, phế phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn gia súc, cho thu lãi hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Theo đó, chất thải của hơn 30 con bò sữa, thân cây sau thu hoạch, bã ép tinh dầu… được đưa vào ngâm ủ làm phân bón để trồng húng quế, ngô, cỏ voi. Khi được thu hoạch những cây trồng này quay trở lại thành thức ăn chính cho đàn bò. Theo anh Nam đánh giá, từ khi áp dụng mô hình, hiệu quả kinh tế gia đình thu được nâng lên rõ rệt. Mỗi năm, gia đình tiết kiệm được khoảng 40% chi phí mua phân bón cho sản xuất và xử lý gần như triệt để tác nhân gây ô nhiễm môi trường trong cả quá trình sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Còn tại xã Chính Lý, huyện Lý Nhân, nhiều năm qua, gia đình ông Phạm Văn Loan đã tận dụng các phế phụ phẩm từ cây trồng, rơm rạ sau thu hoạch, thu gom về đốt bằng lò xây tự thiết kế để lấy tro bón cho cây trồng thay phân hóa học là kali. Đặc biệt, trong bối cảnh vật tư, phân bón nông nghiệp tăng cao, ông Loan còn chủ động liên kết các hộ chăn nuôi lợn quy mô lớn trong thôn xin chất thải dư thừa đang có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường về xử lý bón cho cây trồng, trong đó có hơn 200 gốc nhãn. Nhờ đó, mỗi năm gia đình ông tiết kiệm được hơn 100 triệu đồng chi phí phân bón. Ngoài ra, để tận dụng triệt để mô hình tuần hoàn khép kín, ông còn nuôi thả ngỗng để dọn cỏ trong vườn, mỗi năm tiết kiệm thêm 40 triệu đồng tiền thuê làm cỏ. Tính ra, mô hình của ông Loan thu về từ 500-600 triệu đồng/năm, đồng thời, góp phần giảm ô nhiễm môi trường thôn, xóm. Ông Loan đánh giá: "Trước đây, trong sản xuất nông nghiệp, gia đình tôi thường bón phân hóa học (phân đạm) cho cây trồng, cây sẽ phát triển rất nhanh ở từng thời điểm nhưng lại có nhược điểm là dễ nhiễm sâu bệnh do cây không có sức đề kháng, vì thế phải sử dụng thuốc sâu rất nhiều, độc hại cho môi trường và người lao động. Đến giờ, tôi không dùng phân đạm bón cho cây thì gần như là không phải sử dụng thuốc sâu mà năm nào vườn cây cũng sai, đẹp, chất lượng lại rất tốt".

Nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn sẽ gắn kết các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản, mỗi một đối tượng là một mắt xích trong chuỗi tuần hoàn, mục tiêu là giảm nguyên liệu đầu vào. Trong quá trình hoạt động, chuỗi mắt xích này có thể trực tiếp hoặc gián tiếp là nguyên liệu đầu vào cho mắt xích khác. Người nông dân tùy vào điều kiện sản xuất để lựa chọn các đối tượng cây trồng, vật nuôi với quy mô phù hợp chuỗi vận hành.

Giải pháp phát triển bền vững

Tỉnh Hà Nam hiện có gần 400.000 con lợn; 37.000 con trâu, bò và hơn 8,4 triệu con gia cầm. Nếu người chăn nuôi chỉ quan tâm đến sản phẩm chính mà bỏ qua phế phụ phẩm, lượng phát thải sẽ dẫn đến ô nhiễm, ảnh hưởng môi trường sống. Nhận thức được điều đó, không chỉ các trang trại chăn nuôi lớn mà nhiều gia trại, nông hộ trong tỉnh đã phát triển mô hình chăn nuôi theo hướng tuần hoàn, đó là các mô hình: vườn-ao-chuồng-biogas; nuôi cá theo công nghệ "sông trong ao"; nuôi bò-trồng cây dược liệu, cây ăn quả; sản xuất tổng hợp nuôi bò-nuôi trùn quế-trồng cỏ/ngô/cây ăn quả; gia cầm-cá… Các mô hình này, đã giúp người chăn nuôi quản lý tốt chất thải nông nghiệp, sử dụng hợp lý phế, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón trả lại độ phì nhiêu cho đất, xử lý an toàn chất thải động vật, tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt, chống ô nhiễm môi trường.

Thực hiện kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng và nuôi trồng thủy sản trên đất lúa tỉnh Hà Nam giai đoạn 2019-2020 định hướng đến năm 2025, đến hết năm 2021, diện tích đất lúa chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản của tỉnh là 591,98ha, đạt 27,5% kế hoạch. Hiện nay, có nhiều hộ dân áp dụng mô hình "lúa-cá" vào sản xuất và đem lại nguồn thu nhập cao, nhất là ở các vùng trũng, hay ngập úng trước đây chỉ cấy được một vụ lúa nay được chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản. Kiểu mô hình tuần hoàn này được áp dụng khi nuôi cá trong ruộng lúa, phân của cá và thức ăn còn dư sẽ làm phân bón bổ sung dinh dưỡng cho cây lúa, cùng với đó, cá giúp người lao động bớt được công làm cỏ sục bùn cho ruộng lúa sinh trưởng, phát triển tốt. Ngược lại, khi gặt lúa xong, cá được thả vào ruộng, tận dụng gốc dạ, thóc rơi vãi trở thành thức ăn cho tôm, cá. Với mô hình này, đã tạo được vòng tuần hoàn khép kín luân canh gối vụ, hầu như cây trồng, vật nuôi không phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kháng sinh, tạo ra sản phẩm sạch và bảo vệ môi trường. Mô hình được triển khai rộng rãi trong thực tiễn đã giúp giảm được dịch bệnh, giảm ô nhiễm môi trường, tạo sản phẩm an toàn, nhất là giúp nông dân nâng cao được thu nhập gấp từ 5-10 lần trên cùng một đơn vị diện tích so với chỉ trồng lúa. Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam Nguyễn Văn Thông cho biết: Sản xuất nông nghiệp tuần hoàn là một giải pháp phù hợp cho nông dân đặc biệt là với hộ sản xuất. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh sẽ phối hợp các cấp chính quyền địa phương, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện đẩy mạnh tuyên truyền cũng như hướng dẫn để nhân rộng các mô hình hiệu quả.

Để kinh tế nông nghiệp tuần hoàn được nhân rộng một cách bền vững, phát huy những tiềm năng, lợi thế và nền tảng cơ bản về sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn, tại Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp vừa được tổ chức tại Hà Nam, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia Hạ Thúy Hạnh cho rằng: Phát triển kinh tế tuần hoàn trong giai đoạn hiện nay, cần xây dựng được các chuỗi liên kết sản xuất, trong đó, phân định rõ vai trò từng thành tố, tiến tới chuyên môn hóa, hệ thống hóa, gắn chặt với ứng dụng các tiến bộ khoa học. Cần có các giải pháp như tăng cường thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Nhà nước để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, đồng thời đề xuất các chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển kinh tế tuần hoàn cho cả nông hộ và doanh nghiệp tham gia tái chế phụ phẩm nông nghiệp. Cùng với đó, các trung tâm khuyến nông tỉnh cần tuyên truyền, hướng dẫn để nâng cao nhận thức và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật về kinh tế tuần hoàn cho người sản xuất, các chủ trang trại.

Đào Phương/Nhân dân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

Huyện Văn Yên: Đồng hành cùng nhà nông

LNV - Với thâm niên 20 năm công tác, chị Nguyễn Thị Trang - Tổ phó Tổ Khuyến nông, Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đã trải qua phụ trách địa bàn 6 xã gắn với những kỷ niệm, nhọc nhằn của một khuyến nông viên (KNV) cơ sở.
Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

Hải Dương: Tập huấn kỹ thuật nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa

LNV - Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Hải Dương tổ chức Hội nghị tập huấn Dự án “Xây dựng mô hình nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” (sau đây gọi tắt là dự án) cho 30 học viên là các hộ tham gia mô hình và các hộ ngoài mô hình có nuôi rươi kết hợp sản xuất lúa trên địa bàn xã An Thanh, huyện Tứ Kỳ.
Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

Bình Định: Nhiều mô hình khuyến nông thành công

LNV - Trong 19 mô hình khuyến nông thực hiện trong năm 2023 tại thị xã Hoài Nhơn (Bình Định), có nhiều mô hình thành công ngoài mong đợi, nhất là mô hình nuôi lươn không bùn.
Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

Hà Tĩnh: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi chồn hương

LNV - Chồn hương là loài động vật hoang dã quý hiếm, được thuần hóa để nuôi lấy thịt và xạ hương. Thời gian qua, ngành chức năng cũng đã cấp phép cho người dân nuôi loài động vật có nguồn gốc tự nhiên này nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường một cách hợp pháp. Thịt chồn hương có giá trị dinh dưỡng cao, được chế biến thành nhiều món ăn đặc sản thơm ngon, bổ dưỡng. Xạ hương chồn hương cũng là một vị thuốc quý trong y học cổ truyền.
Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp Hà Nội: Tạo bước chuyển mạnh mẽ

LNV - Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp là một trong những nội dung quan trọng được thành phố Hà Nội quan tâm triển khai những năm gần đây và đã đạt được những kết quả quan trọng. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng về giá trị và ngày càng bền vững hơn. Đây là tiền đề, động lực để Hà Nội tiếp tục thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, tạo bước chuyển mạnh mẽ, hướng đến những mục tiêu tăng trưởng cao hơn.
Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

Yên Bái: thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang thực hiện xây dựng chương trình khuyến nông giai đoạn 2026 - 2030 theo hướng thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo thế mạnh của từng vùng, nhu cầu của thị trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Sản xuất nông nghiệp hàng hóa chuyển dịch theo hướng hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững.

Tin khác

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

Năm 2024: Ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi có chiều hướng gia tăng

LNV - So cùng kỳ năm 2023, số ổ dịch năm nay có chiều hướng gia tăng (35,93%) song số lợn phải tiêu hủy tại các ổ dịch giảm 37,16%. Từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra 87 ổ dịch tại 21 tỉnh, số lợn chết và tiêu hủy là 3.030 con.
TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

TP. Hồ Chí Minh: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

LNV - Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại TP. HCM, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã giao TP. HCM chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 với diện tích hơn 190 ha.
Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

Thực hiện chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Thủ tướng Chính phủ đã ban hành đề án xây dựng vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nhằm gia tăng giá trị, phát triển bền vững ngành lúa gạo, đồng thời bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính, góp phần thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về môi trường.
Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

Nông dân ĐBSCL đổi đời từ nền kinh tế nông nghiệp

LNV - Sản xuất nông nghiệp giữ vai trò quan trọng và mang lại giá trị kinh tế cao của vùng ĐBSCL. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết 13 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL đã tạo điều kiện cho kinh tế vùng phát triển.
Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

Hơn 50% diện tích gieo cấy lúa xuân đã được cấp đủ nước

LNV - Ngày đầu tiên của đợt 1 lấy nước đổ ải, gieo cấy lúa xuân, Hà Nội và 10 tỉnh, thành phố thuộc khu vực trung du, đồng bằng Bắc Bộ đã vận hành tối đa công trình, cấp đủ nước cho hơn 50% diện tích sản xuất nông nghiệp.
Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quy hoạch Đồng Tháp thành trung tâm nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long

LNV - Ngày 11/01/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Đồng Tháp thành một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp và chế biến nông sản của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

Mô hình ngô sinh khối - Giải pháp bên vững cho ngành chăn nuôi

LNV - Thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã hỗ trợ các địa phương của Thủ đô trồng ngô sinh khối vụ đông trên đất hai lúa (đất trồng được hai vụ lúa trở lên trong một năm). Cây ngô sinh trưởng, phát triển tốt, chống chịu được với điều kiện thời tiết khắc nghiệt, phù hợp làm thức ăn chăn nuôi vào mùa đông và cho hiệu quả kinh tế cao.
Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

Điện Biên: Nông nghiệp nỗ lực vượt khó thành công

LNV - Dù gặp rất nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp cùng với sự biến động thị trường tiêu thụ một số mặt hàng, song, ngành nông nghiệp tỉnh Điện Biên đã có nhiều nỗ lực vượt khó thành công. Tỉnh cũng đã có nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, hướng dẫn nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, tránh được rủi ro do thiên tai, dịch hại… góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.
Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

Ngành nông nghiệp tiếp tục là bệ đỡ của kinh tế Hà Nội

LNV - Năm 2023, ngành nông nghiệp tiếp tục duy trì mức tăng trưởng khá, đóng góp vào sự phát triển chung, khẳng định vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế Hà Nội.
Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

LNV - Năm 2023, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.
Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

Phát triển tôm hữu cơ Long Hoà - Hoà Minh

LNV - Chính nhờ con tôm mà đã thay đổi cả cuộc sống của người dân xứ cù lao của tỉnh Trà Vinh. Người dân không còn bỏ xứ đi nữa mà thay vào đó bám quê để phát triển nghề nuôi tôm, đời sống khá giả.
Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

Chăn nuôi gà sạch ở Tân Hương, mô hình cần được nhân rộng!

LNV - Nhờ quy trình nuôi và chế biến sạch, sản phẩm trứng và gà thịt của Tổ hợp tác chăn nuôi gà xã Tân Hương (Đức Thọ- Hà Tĩnh) đang cho chất lượng tốt và ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng. Đặc biệt, thương hiệu trứng gà đồi Trại Cốc, sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn Ocop 3 sao đang khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong và ngoài tỉnh.
Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh):  Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

Xã An Dũng (Đức Thọ- Hà Tĩnh): Trồng hoa Tết, người dân khoác áo mới cho làng quê

LNV - Vài năm trở lại đây nhiều hộ nông dân ở xã An Dũng có thêm nghề trồng hoa bán trong dịp tết Nguyên Đán cho thu nhập cao, góp phần nâng cao đời sống, làm đẹp thêm cho một vùng quê vốn còn nghèo ở huyện Đức Thọ.
Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

Nuôi ếch bán tự nhiên, hướng đi mới giúp kinh tế gia đình đi lên

LNV - Nhận thấy sát vườn nhà có diện tích mặt nước bỏ hoang, anh Trần Quốc Trường (thôn Thượng Tiến, xã Hòa Lạc, Đức Thọ, Hà Tĩnh) đã nhận thuê lại của địa phương để nuôi trồng thủy sản phát triển kinh tế gia đình. Sau nhiều năm loay hoay nuôi nhiều loại cá nhưng cho hiệu quả không cao, anh Trường đã tìm hiểu và quyết định chuyển sang nuôi ếch. Thay vì nuôi hoàn toàn trong chuồng và bằng thức ăn là cám chăn nuôi như nhiều mô hình khác thì anh Trường lại nuôi theo hình thức “bán tự nhiên”.
Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh):   Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

Xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh): Hiệu quả từ mô hình nuôi ong lấy mật

LNV - Những năm gần đây, nghề nuôi ong lấy mật đang là hướng đi mới mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân xã Đức Lạng (Đức Thọ, Hà Tĩnh). Được sự động viên, quan tâm của chính quyền, thấy được hiệu quả từ nhiều hộ dân đi trước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư nuôi ong, giúp cho cuộc sống được nâng lên rõ rệt. Nhờ nuôi ong lấy mật, nhiều hộ dân đã thoát nghèo và vươn lên có kinh tế khá.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động