Hà Nội: 31°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 36°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 34°C Thừa Thiên Huế

Xót cảnh nông sản bị đổ bỏ, 9X về quê khởi nghiệp chế biến trà mãng cầu

LNV - Đau xót trước cảnh mãng cầu bị đổ bỏ hàng loạt mỗi khi trượt giá, anh Nguyễn Văn Sơn (Đắk Lắk) quyết định bỏ việc về quê khởi nghiệp, chế biến trà mãng cầu.
Bỏ việc về quê làm trà mãng cầu

Năm 2018, anh Nguyễn Văn Sơn (sinh năm 1992) ở xã Ea Kly (Krông Pắc, Đắk Lắk) nộp đơn xin nghỉ việc để về quê khởi nghiệp, làm trà mãng cầu. Quyết định này của anh khiến nhiều người bất ngờ, thậm chí, gia đình anh còn kịch liệt phản đối.

Anh Sơn kể, anh vốn sinh và lớn lên ở vùng quê nghèo Đắk Lắk, nơi người dân quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Do đó, gia đình luôn mong muốn anh học thật giỏi để có một công việc tốt hơn, thoát ly khỏi ruộng vườn.

Năm 2016, sau khi tốt nghiệp cao học ngành tài chính, anh công tác tại một cơ quan Nhà nước - công việc được coi là "ổn định" mà nhiều người ao ước.

"Tuy nhiên, tôi từng nhiều lần tự hỏi bản thân rằng chẳng lẽ cuộc đời mình cứ gắn bó với công việc sáng đi tối về thế sao, trong khi mình có rất nhiều điều muốn làm. Chính những suy nghĩ, trăn trở đó khiến tôi quyết định thoát khỏi vùng an toàn để về quê khởi nghiệp", anh kể.

Năm 2018, anh Nguyễn Văn Sơn quyết định bỏ việc về quê khởi nghiệp (Ảnh: NVCC).


Theo anh Sơn, quyết định về quê khởi nghiệp của anh là hoàn toàn có cơ sở, không phải tự nhiên hay ngẫu hứng. Bởi trước đó, anh đã nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều về nông sản Việt, nhất là quả mãng cầu.

"Ở quê tôi, mọi người trồng khá nhiều mãng cầu, tôi thấy chất lượng quả tốt, không thua kém bất kỳ nơi đâu. Tuy nhiên, tình trạng được mùa mất giá vẫn lặp lại, tái diễn khiến người nông dân thiệt thòi, nhất là khi vào mùa mưa, thương lái không đến thu mua khiến quả bị đổ bỏ. Chứng kiến tình trạng trên, tôi rất đau lòng, tôi muốn làm một điều gì đó cho quê hương", anh Sơn tâm sự.

Xưởng sản xuất trà của anh Sơn rộng rãi với máy móc hiện đại (Ảnh: NVCC).


Nghĩ là làm, sau khi nghỉ việc, anh Sơn tập trung nghiên cứu cách chế biến trà từ mãng cầu. Do trái ngành, trái nghề nên anh 9X Đắk Lắk phải mất một thời gian dài tự tìm hiểu, tự học, đọc tài liệu. Để có tiền đầu tư, sản xuất, anh đi vay thêm bạn bè 60 triệu đồng làm vốn.

"Với 60 triệu đồng, tôi dùng để mua máy đóng gói, bao bì sản phẩm và mua mãng cầu về chế biến. Còn xưởng thì tôi tận dụng ở khu vực sau nhà nên không tốn tiền"- 9X Đắk Lắk hé lộ.

Thành công từ những thất bại

Anh Sơn cho biết, tháng 4/2018 anh bắt tay vào chế biến, sản xuất trà mãng cầu nhưng phải 2 tháng sau, anh mới làm thành công, còn trước đó, sản phẩm đều bị đổ bỏ.

Theo anh, làm ra sản phẩm không khó nhưng để làm ra một sản phẩm chất lượng, đạt tiêu chí mới khó. Cho nên, anh rất khắt khe với việc sản xuất, nếu sản phẩm hỏng, anh sẽ làm lại đến bao giờ ưng ý mới thôi.

"Trong 2 tháng đầu, tôi đã đổ bỏ hàng tấn mãng cầu vì hàng làm ra không đạt chất lượng. Lúc đó, tôi cũng rất hoang mang nhưng nhanh chóng bình tĩnh, suy xét xem sai ở đâu thì rút kinh nghiệm ở đó", anh thông tin.

Sản phẩm trà mãng cầu (Ảnh: NVCC).


Công đoạn làm trà mãng cầu có 7 bước, đầu tiên là chọn quả, thứ hai là làm sạch quả, thứ ba là thái quả, thứ tư là đem sấy khô, thứ năm là sao trà, thứ sáu là ủ, cuối cùng là đóng gói. Tuy nhiên, đây chỉ là lý thuyết còn khi thực hành, người thợ phải căn chỉnh, chọn lọc nguyên liệu, công đoạn, thời gian sao cho hợp lý.

"Không phải quả mãng cầu nào cũng có thể mang đi làm trà mà mình phải chọn lọc cho đúng, tương tự với công đoạn sấy và sao cũng vậy. Ban đầu, tôi chỉ có 6 công đoạn, sau đó tăng lên 7 là vì có thêm công đoạn ủ. Đây là công đoạn quan trọng giúp trà có vị thơm, ngon và giữ được dược tính trong quả hơn", anh cho biết.

Sau khi đã tìm ra công thức, anh Sơn mua thêm máy cắt quả để tăng năng suất. Đồng thời, chàng thanh niên đầy nhiệt huyết này nhanh chóng mở rộng thị trường, mở rộng tệp khách hàng để tìm đầu ra cho sản phẩm.

Cuối năm 2018, anh Sơn đạt giải 3 trong một cuộc thi khởi nghiệp ở tỉnh Đắk Lắk, từ đó, thương hiệu trà mãng cầu của anh được nhiều người biết đến hơn. Thừa thắng xông lên, ngoài việc bán sản phẩm trực tiếp ở cửa hàng, anh còn đưa trà đi quảng bá ở các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế.

"Mới đầu, việc tìm đầu ra cho sản phẩm rất khó khăn, bởi nhiều người còn chưa biết tới quả mãng cầu chứ đừng nói là trà. Do đó, tôi phải nỗ lực rất nhiều, nơi nào có khách hàng, có tiềm năng, tôi đều đi tiếp thị. Và mọi nỗ lực, cố gắng của tôi sau bao ngày tháng cũng được đến đáp", anh Sơn kể.

Anh Sơn thường tham gia các hội chợ, triển lãm để giới thiệu sản phẩm (Ảnh: NVCC).


Năm 2019, anh Sơn bán ra thị trường hơn 2 tấn trà mãng cầu, con số này nhanh chóng tăng lên 2,5 tấn vào năm 2020 và dự tính trong năm nay là 4 tấn. Ước tính doanh thu năm từ việc bán trà của anh Sơn sẽ đạt 1,5 tỷ đồng.

Ngoài cung cấp trà cho thị trường trong nước, 9X Đắk Lắk còn xuất khẩu trà sang thị trường Hàn Quốc. Trong thời gian sắp tới, anh Sơn dự định sẽ tiếp tục làm đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường và đưa trà mãng cầu đi xa hơn.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Hồng Oanh - Bí Đoàn xã Ea Kly (Krông Pắc - Đắk Lắk) - đánh giá xưởng xuất trà mãng cầu của anh Nguyễn Văn Sơn là mô hình khởi nghiệp tiêu biểu ở xã. Ngoài giúp bà con thu mua mãng cầu, anh Sơn còn tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở địa phương.

Hoàng Dung/Dân trí

Tin liên quan

Tin mới hơn

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Vĩnh Phúc triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, “tiếp lửa” cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu, ổn định cuộc sống.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.

Tin khác

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

LNV - Sáng ngày 22/10, buổi lễ khai trương trở lại khu phức hợp Wah Fu vừa được diễn ra tại Quận 5 (TP. HCM). Đây là công trình do Công ty TNHH Wah Fu Palace (Wah Fu) làm chủ đầu tư.
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

LNV - Anh Hà Văn Nam – Giám đốc Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế không chỉ là một doanh nhân giỏi trong hoạt động kinh doanh mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo…
Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

Thái Nguyên: Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả với phong trào thanh niên lập nghiệp

LNV - Thời gian qua, phong trào đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp với hơn 3.600 đoàn viên sinh hoạt tại 28 cơ sở đoàn luôn được Huyện đoàn Võ Nhai quan tâm triển khai. Qua phong trào, nhiều mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ đã đem lại hiệu quả cao.
An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

An Giang: Khởi nghiệp từ cua muối

LNV - Từ con cua đồng gần gũi, thân thuộc với bà con vùng sông nước, qua sự sáng tạo, cùng với tinh thần cầu tiến của Lê Hữu Ý (khóm Xuân Phú, phường Tịnh Biên, TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang), chúng biến thành cua muối, được phản hồi tích cực từ thị trường.
Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

Nuôi gà công nghệ cao mang lại thu nhập hàng tỉ đồng mỗi năm

LNV - Mạnh dạn đầu tư nuôi gà đẻ lấy trứng với quy mô lớn và hiện đại, anh Nguyễn Quang Hạnh, thôn Tiên Phong, xã Đồng Tĩnh, huyện Tam Dương đã trở thành tấm gương thanh niên điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương với doanh thu hằng năm lên đến hàng tỷ đồng.
Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

Hội An: Phụ nữ khởi nghiệp với mô hình Workshop

LNV - Ngày 1/8, Hội LHPN thành phố Hội An tổ chức diễn đàn “Phụ nữ Hội An khởi nghiệp sáng tạo với mô hình Workshop” năm 2023. Diễn đàn để hưởng ứng các hoạt động chào mừng Ngày hội Techfest lần thứ 4 của tỉnh diễn ra vào tháng 8 này.
Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

Thanh niên tìm hướng phát triển kinh tế ngay tại quê hương

LNV - Với tinh thần quyết tâm lập nghiệp, anh Lê Văn Lợi (30 tuổi, huyện Mỹ Đức, tỉnh Long An) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, tìm hiểu và xây dựng mô hình trồng ớt trái xen canh cây đu đủ.
Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

Khởi nghiệp trên vùng đất quê hương

OVN - Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1990) đang có công việc và thu nhập ổn định tại một công ty ở TP.HCM, nhưng chị vẫn quyết định về quê ở xã Tân An, huyện Đăk Pơ (tỉnh Gia Lai) để khởi nghiệp với y tưởng khởi nghiệp xây dựng, phát triển vùng nguyên liệu dược liệu sạch trên mảnh đất quê hương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động