Hà Nội: 32°C Hà Nội
Đà Nẵng: 32°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 35°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 35°C Thừa Thiên Huế

Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn: Đồng bộ nhiều giải pháp

LNV - Nhằm đẩy mạnh phát triển du lịch Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô. Để hoàn thành mục tiêu này, ngành Du lịch Hà Nội cần tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp...


Hà Nội đẩy nhanh tiến độ xây dựng các dự án quy mô lớn, phát triển các sản phẩm chất lượng cao, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn vào năm 2030. Trong ảnh: Lễ hội “Thành phố Vì hòa bình” được tổ chức tại khu vực hồ Hoàn Kiếm năm 2019. Ảnh: Đỗ Tâm


Còn những khó khăn, hạn chế


Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong 10 năm qua, du lịch Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, đặc biệt từ khi thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 26-6-2016 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về "Phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016-2020 và những năm tiếp theo".

Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu đánh giá, giai đoạn 2016-2019, du lịch Thủ đô là điểm sáng trên bản đồ du lịch của cả nước. Lượng khách du lịch đến Hà Nội tăng nhanh và ổn định, mức tăng bình quân đạt 10,1%/năm, hoàn thành vượt chỉ tiêu, trong đó khách quốc tế tăng gấp 2,15 lần. Năm 2019, ngành Du lịch Thủ đô đóng góp 12,54% vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). Thủ đô Hà Nội cũng được các tổ chức du lịch quốc tế uy tín đánh giá, bình chọn nằm trong tốp các điểm đến hấp dẫn trong khu vực và thế giới.

“Hà Nội từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện khá tốt 7 nhóm nhiệm vụ mà nghị quyết đề ra, trong đó nổi bật là việc xây dựng sản phẩm du lịch mới gắn với thương hiệu du lịch Thủ đô. Nhiều sản phẩm, điểm đến đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi của du khách, như: Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, làng gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc. Các di tích, danh thắng: Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu - Quốc Tử Giám, di tích Nhà tù Hỏa Lò... thường xuyên có các sự kiện hấp dẫn phục vụ du khách”, ông Trần Trung Hiếu cho biết.

Bên cạnh những thành tựu nêu trên, ngành Du lịch Thủ đô cũng đang gặp phải một số tồn tại và khó khăn, khiến nhiều mục tiêu chưa thể thực hiện được trong năm 2020. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều đơn vị kinh doanh du lịch bị “tê liệt”, công suất sử dụng buồng, phòng khối khách sạn 9 tháng năm 2020 giảm tới 40,8% so với cùng kỳ năm 2019, hoạt động tại các điểm đến giảm từ 75% đến 80% khách. Lượng khách du lịch đến Hà Nội giảm sâu, ước tính cả năm 2020, Hà Nội chỉ đón được 14,08 triệu lượt khách.

Đánh giá thêm về nguyên nhân khiến ngành Du lịch Thủ đô còn gặp khó khăn trong việc hấp dẫn du khách, Giám đốc Công ty Lữ hành Hanoitourist Phùng Quang Thắng cho biết, chất lượng dịch vụ du lịch tại một số điểm đến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm phục vụ du khách. Trong khi đó, theo chị Nguyễn Anh Thư (du khách ở thành phố Hồ Chí Minh ra tham quan Hà Nội), hệ thống cơ sở lưu trú du lịch của Hà Nội chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được tốc độ tăng trưởng và nhu cầu đa dạng của du khách.

Phát triển chiều sâu, đầu tư trọng điểm


Du khách chọn mua sản phẩm truyền thống tại làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông). Ảnh: Nguyễn Quang


Để đẩy mạnh phát triển du lịch Thủ đô, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 191/KH-UBND ngày 30-9-2020 về thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo kế hoạch này, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2025 đón 35-39 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 8-9 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 151 nghìn tỷ đồng. Đến năm 2030, du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố, đón 48-49 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 13-14 triệu lượt khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 270-300 nghìn tỷ đồng.

Theo ông Trần Trung Hiếu, để thực hiện hiệu quả kế hoạch này, trước mắt, ngành Du lịch Thủ đô cần nỗ lực “vượt khó”, khắc phục tác động tiêu cực của dịch Covid-19. “Các đơn vị phải thay đổi tư duy làm du lịch, mạnh dạn xây dựng sản phẩm mới phù hợp với chủ trương kích cầu du lịch nội địa, tiến tới phục vụ khách nước ngoài”, ông Trần Trung Hiếu nói.

Về lâu dài, ngành Du lịch Thủ đô sẽ tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển du lịch quy mô lớn, trọng điểm, như: Công viên văn hóa, du lịch, vui chơi giải trí Kim Quy (huyện Đông Anh); tổ hợp vui chơi giải trí đa năng - trường đua ngựa (huyện Sóc Sơn); tổ hợp công viên vui chơi giải trí (quận Tây Hồ)…

Bàn thêm về giải pháp phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hà Nội, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Hà Nội Nguyễn Mạnh Thản cho rằng, cần chú trọng quảng bá hình ảnh Thủ đô “An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn” trên các kênh truyền hình quốc tế; đẩy mạnh xúc tiến du lịch quốc tế ngay khi điều kiện cho phép. Trong khi đó, Chủ tịch Liên hiệp Khoa học phát triển du lịch bền vững (Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam) Nguyễn Thu Hạnh góp ý, Hà Nội cần nâng cấp chất lượng dịch vụ, chú trọng phát triển chiều sâu, tạo dựng liên kết bền vững giữa các doanh nghiệp lữ hành, xây dựng quy tắc ứng xử văn minh du lịch…

Đứng trước thách thức do ảnh hưởng của dịch Covid-19, ngành Du lịch Thủ đô đang từng bước “gỡ khó” để phục hồi và lấy lại đà phát triển. Với sự chung tay của thành phố và các doanh nghiệp, tin tưởng rằng, du lịch Hà Nội sẽ khởi sắc từ cuối năm nay, từ đó tiến tới hoàn thành mục tiêu: Đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Thủ đô.

Theo HNM

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

Cô gái trẻ phát triển thương hiệu lạp sườn gia truyền

LNV - Dù mới chỉ 23 tuổi Nguyễn Thị Thoa TP.Sông Công (tỉnh Thái Nguyên) đã tạo dựng cho mình thương hiệu lạp sườn gia truyền, phấn đấu trở thành sản phẩm tiêu biểu và sản phẩm OCOP của địa phương.
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 - 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

Chàng trai Mường giàu nghị lực vươn lên thoát nghèo

LNV - Bà Nguyễn Thị Tiến, gần 70 tuổi, người dân tộc Mường, xóm Quýt, xã Yên Bài kể lại, cách đây vài chục năm, gia đình nhà bà thuộc diện hộ nghèo nhất xã. Vợ chồng bà sinh được 03 người con, 02 gái 01 trai, chồng già yếu đã mất, một mình bà bươn chải kiếm sống nuôi 03 con nhỏ. Đức là con trai út, khi hai chị đi lấy chồng, Đức còn đang học lớp 09. Vì nhà quá nghèo, thương mẹ nên Đức nghỉ học ở nhà để phụ giúp mẹ lo toan cuộc sống gia đình…
Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025

LNV - Ngày 6/4, Hội Doanh nhân Thái Bình miền Nam đã tổ chức Đại Hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2024 – 2025 với sự tham gia của các thành viên thuộc Ban chấp hành (BCH) Hội cùng hơn 40 đại biểu chính thức và hàng trăm doanh nhân là những người con quê Thái Bình.
Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

Hải Phòng: Họp phiên thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024

LNV - Ưu tiên, tập trung nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đưa huyện Thủy Nguyên trở thành thành phố trực thuộc thành phố, huyện An Dương đạt tiêu chí thành lập quận - đó là kết luận nhấn mạnh của Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng trong Phiên họp thường kỳ trực tuyến tháng 3, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế – xã hội tháng 3 và Quý 1/2024.
Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh

LNV - Vừa qua, Sở NN&PTNT Quảng Ninh, Cục Thủy sản, Cục Kiểm ngư và Báo Nông nghiệp Việt Nam tổ chức họp báo về "Hội nghị phát triển bền vững nuôi biển - nhìn từ Quảng Ninh".

Tin khác

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

Chàng trai bỏ phố về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi ở Thanh Hóa, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

Lạc sen Nghệ An đạt chuẩn 4 sao OCOP

OVN - Một thời, lạc là nông sản xuất khẩu chủ lực của Nghệ An. Nhưng đã có giai đoạn cây lạc bị mai một. Nhận thấy giá trị đặc hữu của lạc sen Nghệ An, huyện Diễn Châu và doanh nghiệp đã xây dựng thành công sản phẩm lạc sen đạt chuẩn 4 sao OCOP.
Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

Lập nghiệp tại quê với đồ gỗ mỹ nghệ

LNV - Sau gần 20 năm hoạt động, đến nay HTX đồ gỗ mỹ nghệ Luận Hiền đã có một cơ ngơi bề thế. Là nơi sản xuất, giới thiệu, mua bán sản phẩm đồ gỗ thủ công mỹ nghệ.
Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

Vinacel: Xây dựng niềm tin sản phẩm Việt

LNV - Ra đời cách đây 10 năm với nhiều gian nan thử thách Công ty Cổ phần Truyền thông Thương hiệu Nổi tiếng Việt Nam (Vinacel) nay đã trở thành địa chỉ uy tín của người tiêu dùng muốn mua sản phẩm chất lượng.
Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

Trà Vinh: Mô hình tôm càng xanh xen lúa mang lại thu nhập cao

LNV - Xã cù lao Long Hòa, huyện Châu Thành là địa phương có mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi thủy sản (tôm càng xanh) khá phát triển và mang lại thu nhập cao. Với mô hình nuôi tôm càng xanh xen canh, nông dân cù lao Long Hòa thu nhập từ 200 - 250 triệu đồng/ha/năm và tỷ lệ rủi ro chỉ chiếm khoảng 10%.
Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

Thanh Hoá: Nguồn vốn tín dụng chính sách Góp phần phát triển Làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP

OVN - Thời gian qua, nguồn vốn tín dụng chính sách không chỉ giúp hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Thọ Xuân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, thoát nghèo bền vững, vươn lên trong cuộc sống mà còn góp phần duy trì và phát triển đối với các sản phẩm OCOP, phát triển các nghề, làng nghề truyền thống.
Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

Nam Định: Mô hình sản xuất nông nghiệp tuần hoàn mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.

LNV - Phát triển kinh tế tuần hoàn được cho là giải pháp hữu hiệu nhằm thúc đẩy nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, bảo vệ môi trường, hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế xanh, bền vững. Xã Tân Thành (Vụ Bản) đã xây dựng thành công mô hình kinh tế tuần hoàn trên quy mô lớn với sự liên kết giữa các hộ trồng hoa, rau màu và chăn nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao.
Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

Điểm sáng mặt hàng may mặc tại Tây Nguyên

LNV - Trải qua gần 28 năm xây dựng và trưởng thành (1996 - 2024), Xí nghiệp may Kon Tum đang dần khẳng định vị thế của một doanh nghiệp tiềm năng, phát triển bền vững, có nhiều đóng góp đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Tạo việc làm ổn định cho hàng trăm lao động tại chỗ, nhất là lao động người đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên.
Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

Nông dân ở “thủ phủ” đào phai Hà Tĩnh tất bật chăm sóc đào kịp nở hoa đón Tết

LNV - Những ngày này, ở Làng nghề hoa cây cảnh Bắc Sơn xã Lưu Vĩnh Sơn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh), người nông dân đang bận rộn đi tuốt lá, chăm sóc, nuôi dưỡng nụ hoa cho cây đào phai, hứa hẹn một mùa hoa tươi thắm đón Tết Nguyên Đán 2024.
Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

Hà Nội: Hàng Việt sẽ lên ngôi trong Tết Nguyên đán 2024

LNV - Để phục vụ nguồn hàng cho nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2024, Sở Công Thương Hà Nội đang tích cực phối hợp với các Sở, ngành, địa phương, triển khai chương trình bình ổn thị trường mà UBND TP. Hà Nội đã phê duyệt.
Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

Đắk Lắk: Nỗ lực bình ổn giá thị trường dịp Tết Nguyên đán

LNV - Tỉnh Đắk Lắk đã triển khai kế hoạch bình ổn giá thị trường, nhằm hạn chế tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất, kích cầu tiêu dùng cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.
10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

10 dấu ấn nổi bật trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2023

LNV - Khép lại năm 2023, trong bối cảnh khó khăn, thách thức nhiều hơn cơ hội và thuận lợi, tình hình diễn biến bất thường, phức tạp vượt mọi dự báo trước đó, chúng ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, nhiều lĩnh vực đạt thành tựu, dấu ấn nổi bật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khởi công dự án nhà ở xã hội hơn 4000 căn hộ tại Hải Phòng

LNV - Ngày 6/1/2024 UBND thành phố Hải Phòng Phối hợp với công ty cổ phần Vinhomes - thuộc Tập đoàn Vingroup, tổ chức Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội mang thương hiệu Happy Homes, địa chỉ tại phường Tràng Cát quận Hải An, thành phố Hải Phòng.
Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Siết chặt kiểm soát dịch cúm gia cầm, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

LNV - Để bảo đảm nguồn cung thịt gia cầm phục vụ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, ngành nông nghiệp Hà Nội đang chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp nhằm kiểm soát chặt dịch bệnh, nhất là cúm gia cầm.
Hối hả cho mùa hoa Tết bội thu

Hối hả cho mùa hoa Tết bội thu

LNV - Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, nông dân ở các làng nghề trồng hoa của huyện Mê Linh đang hối hả ra đồng chăm sóc để kịp thời cung ứng hoa cho thị trường.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động