Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 28°C Thừa Thiên Huế

Đậm đà hương vị bánh tráng nước dừa Tam Quan

TBV - Bình Định, vùng đất không chỉ nổi tiếng về khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với sự giao hòa của trời và đất, của núi và biển mà còn được nhiều người biết đến ẩm thực đặc sắc. Những món ngon xứ Nẫu gây ấn tượng với du khách như: Bún chả cá Quy Nhơn, nem Chợ Huyện, bánh hỏi, rượu bàu đá… Và chắc chắn không thể không nhắc nhắc đến một loại đặc sản của đất dừa Tam Quan, đó là bánh tráng nước dừa, với hương vị thơm ngon, đậm đà tình quê hương.
Là một thị trấn nhỏ ven biển thuộc huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định, Tam Quan nổi tiếng gắn liền với hình ảnh cây dừa qua ca dao, hò vè và lưu truyền qua bao thế hệ: “Công đâu công uổng công thừa, Công đâu gánh nước tưới dừa Tam Quan”.

Nơi đây có diện tích trồng dừa khá lớn, từ vùng đất gò đến dọc bờ mương, từ sau vườn đến tận bờ ao, từ đầu thôn đến cuối xóm đâu đâu cũng rợp bóng dừa. Chủ yếu là giống dừa ta trái to và cơm dày, rất thích hợp để làm bánh tráng nước dừa. Chính vì lý do này, Tam Quan trở thành cái nôi của làng nghề bánh tráng dừa nức tiếng cả nước.

Anh Nguyễn Cư (49 tuổi), một người thợ lâu năm chia sẻ, nghề làm bánh tráng nước dừa nơi đây ra đời từ vài chục năm nay, phần lớn các hộ gia đình đều sinh sống bằng nghề này. Được cha truyền con nối qua bao thế hệ dần dần tạo nên làng nghề truyền thống lâu đời.


Bánh tráng nước dừa Tam Quan từ lâu đã là đặc sản có tiếng của Bình Định.


Để có những mẻ bánh dày, đậm đà hương vị, người thợ phải trải qua nhiều công đoạn công phu. Bước đầu là trộn gạo sau khi được xay với nước cốt trái dừa, cơm dừa được mài vụn, thêm vào đấy một ít mè, ít tiêu hột, vài củ hành tím xắt lát thật mỏng, một chút xíu muối tạo hương vị mặn mà của biển cả. Xong xuôi, các nguyên liệu sẽ được gia giảm, trộn chung với nước, đánh đều tay và sau đó đem đi tráng trên bếp trấu nóng.

Theo cô Bốn Luyến, người gắn bó với nghề làm bánh tráng nước dừa 2 đời nay, để có thể tạo nên chiếc bánh vừa tròn vừa bắt mắt, kích cỡ đồng đều nhau, đòi hỏi người thợ phải có nhiều kinh nghiệm và đôi tay linh hoạt. Từ khâu múc lượng bột vừa phải, tráng bánh đều tay cho đến trải chiếc bánh vừa tráng xong lên vỉ tránh bị rách các công đoạn đều phải tỉ mỉ và cẩn thận. Khi bánh chín thì mang ra phơi nắng khoảng một ngày từ lúc mặt trời mới hửng cho đến buổi xế chiều trong mùa nắng gắt là thành thành phẩm. Nếu không có nắng thì phải phơi 2-3 ngày bánh mới khô.

Khác với các loại bánh tráng ở các vùng miền khác, bánh tráng nước dừa Tam Quan được có kích thước to hơn hẳn và được tráng thành lớp dày, bề mặt lớn bằng chiếc mâm. Vì bánh quá dày nên không thể nhúng nước ăn được mà phải nướng đều qua lửa than. Chiếc bánh gặp lửa, phồng lên và vàng ươm, nước dừa ứa ra như lớp mỡ dậy mùi béo ngậy. Quyện vào đó là mùi hành phi với mùi béo của mè và nước dừa sẽ kích thích thính giác và vị giác kết hợp với vị cay của tiêu tạo nên hương vị đậm đà dân dã, vô cùng hấp dẫn.

Bánh được sản xuất theo yêu cầu, muốn dày mỏng hay thêm bớt gia vị đều được đáp ứng. Các lò bánh thường xếp bánh tráng sau khi đã phơi khô thành từng chồng 20 cái và dùng dây chuối hoặc dây nilong buộc lại thành hình chữ thập (dân địa phương gọi là ràng), rất thuận tiện để vận chuyển đi xa.

Cái khó khăn của nghề chính là phụ thuộc vào thiên nhiên, những mẻ bánh mới chín nhưng khi đem phơi gặp phải trời mưa thì coi như công cốc. Bánh tráng nước dừa chỉ làm được khi trời nắng tốt, khoảng thời gian thích hợp để làm là từ tháng giêng đến tháng 7 Âm lịch. Có những cơ sở sử dụng lò sấy cho mùa mưa, thế nhưng chất lượng của bánh cũng như hương vị lại không đảm bảo, thời gian bảo quản cũng không đủ lâu như bánh được phơi nắng.

Anh Cư chia sẻ: “Thu nhập những tháng này chỉ đủ bù cho khoảng thời gian mưa trong năm, vì thế người dân nơi đây quanh năm cũng chỉ đủ ăn, không khấm khá lên được. Bên cạnh đó, nỗi lo về nguồn vốn, thị trường cạnh tranh cũng đè nặng lên vai người dân theo nghề truyền thống này”.

Theo Phòng Kinh tế huyện Hoài Nhơn, cách đây khoảng mươi năm, nghề làm bánh tráng nước dừa ở Hoài Nhơn rơi vào cảnh ế ẩm vì không cạnh tranh nổi với bánh tráng nước dừa Bến Tre. Bánh của Bến Tre kích cỡ vừa phải, lại được đóng vào bao bì với mẫu mã đẹp. Trong khi đó, bánh tráng nước dừa Hoài Nhơn khổ bánh to và dày, khách du lịch muốn mua làm quà nhưng vận chuyển khó khăn nên cũng ngại.

Những năm gần đây, các hộ làm nghề trong huyện đã mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, kết hợp máy móc với nghề thủ công nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Bánh được sản xuất theo yêu cầu của bạn hàng, muốn dày mỏng hay thêm bớt gia vị đều được đáp ứng. Nhờ vậy chiếc bánh tráng của người Tam Quan hôm nay đã đến với hầu hết các khách hàng trong Nam ngoài Bắc. Bằng cách đó, người Hoài Nhơn đã tạo nên “thương hiệu” bánh tráng nước dừa Tam Quan trong lòng bạn bè phương xa.

Bài và ảnh: Ánh Tuyết

Tin liên quan

Tin mới hơn

An Giang: Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS Khmer xã Văn Giáo có từ lâu đời. Sản phẩm làm ra để may trang phục cho sư, sãi ở chùa và phục vụ đời sống người dân trong vùng. Từng có thời điểm, nghề dệt thổ cẩm tưởng chừng bị mai một. Cột mốc đánh dấu cho sự phục hồi của làng nghề là vào năm 1998, với sự hỗ trợ của Tổ chức CARE.
An Bàng - "Thiên đường biển" của Hội An

An Bàng - "Thiên đường biển" của Hội An

LNV - Khi đặt chân đến TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam), du khách sẽ bắt đầu hành trình khám phá giữa phố cổ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp dâng trào của quá khứ và trải nghiệm không khí lãng mạn đậm đà trong đêm Hội An, với ánh sáng của những chiếc lồng đèn huyền bí và những hoa đăng lung linh trôi trên mặt nước sông Hoài. Tuy nhiên, vào buổi sáng hôm sau, du khách không nên bỏ qua cơ hội khám phá bãi biển An Bàng - một viên ngọc biển "sinh sau đẻ muộn," chỉ cách Hội An chưa đầy 3 km.
Trải nghiệm du lịch thú vị, độc đáo ở Thanh Trì

Trải nghiệm du lịch thú vị, độc đáo ở Thanh Trì

LNV - Trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống, gồm: 88 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 23 di tích xếp hạng cấp thành phố),7 làng nghề truyền thống và 8 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến, hệ thống sắc phong tại đình Yên Phú (xã Liên Ninh), đình Triều Khúc, đình Yên Xá (xã Tân Triều) được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm. Cùng với đó, hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể được bảo lưu với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương, tiêu biểu là Lễ hội Triều Khúc của xã Tân Triều (trong đó có các hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian như: Múa trống bồng, múa lân, múa Chạy cờ, múa Sênh tiền...) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mù Cang Chải (Yên Bái): Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện vùng cao

Mù Cang Chải (Yên Bái): Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện vùng cao

LNV - Cây sơn tra, còn gọi là táo mèo, bắt đầu ra hoa từ tháng Ba và đến đầu tháng Chín cho thu hoạch quả, mang lại giá trị kinh tế cho bà con vùng cao huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Măng Đen - Khu du lịch sinh thái quốc gia

Măng Đen - Khu du lịch sinh thái quốc gia

LNV - Nhằm phát triển Khu du lịch Măng Đen thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thành điểm du lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 29/11/2023 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.

Tin khác

Quảng Ninh: Vân Đồn tổ chức Tuần lễ cam lần thứ nhất năm 2023

Quảng Ninh: Vân Đồn tổ chức Tuần lễ cam lần thứ nhất năm 2023

LNV - Ngày 9/12 , tại xã Vạn Yên (Vân Đồn) sẽ tổ chức Tuần lễ cam Vân Đồn năm 2023. Lễ hội nhằm tôn vinh người trồng cam, đồng thời tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế của xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn.
Trường Thành farm - Khám phá thiên nhiên trải nghiệm không giới hạn

Trường Thành farm - Khám phá thiên nhiên trải nghiệm không giới hạn

LNV - Những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp - nông thôn, tìm về cội nguồn, về với thiên nhiên đang được giới trẻ và nhiều gia đình yêu thích, lựa chọn. Đặc biệt, chương trình giáo dục trong các trường từ khối tiểu học đến Trung học phổ thông đã nêu rõ: “Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp THCS và THPT) nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng của học sinh với cuộc sống... Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học tập, trải nghiệm tốt nhất, Trang trại du lịch trải nghiệm Trường Thành ( Trường Thành Farm) tại thôn Phương Chử Bắc, xã Trường Thành, huyện An Lão, TP. Hải Phòng với diện tích hơn 7ha cùng khuôn viên được quy hoạch tổng thể khoa học Trường Thành Farm tự hào sẽ là điểm đến lý tưởng cho các tiết học và hoạt động ngoại khóa của các khối các cấp các trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu hấp dẫn du khách

Bà Rịa - Vũng Tàu hấp dẫn du khách

LNV - Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023 dự kiến tổ chức vào tháng 11 tới với chủ đề “LET'S GO!!! Ba Ria - Vung Tau”. Sự kiện hứa hẹn sẽ là cầu nối quảng bá du lịch địa phương đến với du khách trong dịp cuối năm, tạo tiền đề bức phá ngành du lịch tỉnh.
Vĩnh Phúc: Phát triển kinh tế từ thế mạnh địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Phát triển kinh tế từ thế mạnh địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Xác định phát triển kinh tế là động lực quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Nguyệt Đức (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
10 địa điểm du lịch nên đến tại Quảng Ninh

10 địa điểm du lịch nên đến tại Quảng Ninh

LNV - Quảng Ninh một trong các tỉnh thành phố trong cả nước có nhiều cảnh đẹp, đáng ghé thăm để trải nghiệm các hoạt động du lịch thăm quan, khám phá, nghỉ dưỡng. Dưới đây là 10 địa điểm nên đến khi du khách tới Quảng Ninh.
Một thoáng trên đầm Lập An

Một thoáng trên đầm Lập An

LNV - Đầm Lập An nằm ở ngay bên cạnh vịnh Lăng Cô, cách Huế 70km về phía Nam và Đà Nẵng 30km ngược lên phía Bắc. Được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới theo bình chọn của Worldbay Club, khu vực này là điểm hội tụ tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên.
Đến Lâm Bình trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của thác Khuổi Nhi

Đến Lâm Bình trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của thác Khuổi Nhi

LNV - Nằm trong vùng lòng hồ sinh thái Na Hang (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang), thác Khuổi Nhi là điểm dừng chân lý thú cho du khách ngắm cảnh và trải nghiệm thiên nhiên độc đáo nơi đây.
Hồ Tây - Hà Nội

Hồ Tây - Hà Nội

LNV - Với người Hà Nội, hồ Tây đâu chỉ là nơi hóng gió và ngắm những sớm bình minh hay chiều hoàng hôn mỗi ngày. Được bao trùm bởi những huyền thoại và truyền thuyết, hồ Tây như một vùng trầm tích văn hóa lưu giữ hồn phách của vùng đất cổ bên kinh thành Thăng Long. Ở đây có sự tích của cáo 9 đuôi, sự tích trâu vàng...
Hội An, TP.Hồ Chí Minh – Những điểm đến được yêu thích nhất châu Á

Hội An, TP.Hồ Chí Minh – Những điểm đến được yêu thích nhất châu Á

LNV - Tạp chí du lịch Travel and Leisure đã thực hiện cuộc khảo sát Giải thưởng tốt nhất thế giới (World’s Best Awards), thu thập ý kiến độc giả về trải nghiệm du lịch trên toàn thế giới. Năm 2023, Việt Nam vinh dự có 2 đại diện là TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) và TP. HCM góp mặt trong danh sách những Thành phố yêu thích nhất châu Á.
Quảng Trị:  Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển “Du lịch xanh”

Quảng Trị: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển “Du lịch xanh”

LNV - Du lịch xanh được hiểu là du lịch có trách nhiệm với các khu tự nhiên, bảo tồn môi trường; duy trì cuộc sống của người dân địa phương. Loại hình du lịch này dựa vào thiên nhiên, môi trường sống, hạn chế những tác động xấu đến môi trường như xả thải, xả khói, tàn phá động thực vật, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng, vật dụng tái tạo, phát huy các di sản văn hóa thiên nhiên, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển làng nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển làng nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Du lịch trải nghiệm làng nghề - Hướng đi đầy triển vọng

Du lịch trải nghiệm làng nghề - Hướng đi đầy triển vọng

LNV - Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn là những kho tàng văn hóa phong phú. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay, những cách tiếp cận mới với nguồn di sản văn hóa giàu tiềm năng kinh tế này chắc chắn sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước, đem tới cho họ trải nghiệm thú vị đồng thời kích thích họ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Yên Bái tập trung phát triển du lịch làng nghề

Yên Bái tập trung phát triển du lịch làng nghề

LNV - Phát triển du lịch làng nghề, nghề truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn. Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 15 làng nghề, nghề truyền thống gắn với các điểm hoạt động du lịch ngày càng phát triển, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Yên Bái: Gắn làng nghề truyền thống với du lịch

Yên Bái: Gắn làng nghề truyền thống với du lịch

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái hiện có 15 làng nghề, nghề truyền thống. Các làng nghề truyền thống đều gắn với các địa điểm có hoạt động du lịch đảm bảo hài hòa với văn hóa truyền thống địa phương tạo thành chuỗi liên kết trong phát triển dịch vụ, du lịch phục vụ du khách.
Du lịch Sa Pa bứt phá trong 6 tháng đầu năm

Du lịch Sa Pa bứt phá trong 6 tháng đầu năm

LNV - 6 tháng đầu năm, cùng với hàng loạt sản phẩm mới ra mắt, những lễ hội và sự kiện không ngừng, Sa Pa đã góp phần quan trọng đưa Lào Cai trở thành một trong 10 điểm đến có doanh thu du lịch cao nhất cả nước.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

Hàng triệu du khách thập phương trẩy hội đền Hùng

LNV - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch đất Tổ năm Giáp Thìn 2024 đã chính thức khai mạc ngày 9/4 (tức ngày 1/3 âm lịch) tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ.
Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

Hướng đi bền vững để bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Phát triển kinh tế nông thôn không thể bỏ qua vai trò của các làng nghề, nhất là làng nghề truyền thống. Thực tế cho thấy, làng nghề đã và đang tạo nhiều cơ hội việc làm, không chỉ cho người trong độ tuổi lao động mà còn cho cả người già, người khuyết tật, trẻ em, giúp tăng thu nhập và rút ngắn khoảng cách giàu nghèo tại nông thôn. Tuy nhiên, để bảo tồn và phát triển làng nghề, cần có những hướng đi bền vững.
Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

Làng nghề Xuân Hội phát triển bền vững

LNV - Thôn Xuân Hội, xã Lạc Vệ, huyện Tiên Du (tỉnh Bắc Ninh) từ lâu đời nổi tiếng với nghề làm mây tre đan, trải qua thăng trầm lịch sử, bằng sự năng động, sáng tạo, bắt nhịp với xu hướng thị trường người dân nơi đây tiếp tục duy trì, phát triển làng nghề, góp phần thay đổi diện mạo cho quê hương.
Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

Huyện Lý Nhân (Hà Nam): Xã Công Lý về đích nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong khí thế thi đua sôi nổi của đồng bào và chiến sỹ cả nước lập thành tích chào mừng kỷ niệm ngày chiến thắng 30/4, Quốc tế lao động 01/5 và kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, chúng tôi có dịp trở lại xã Công Lý, huyện Lý Nhân (Hà
Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

Xã Yên Bài (Hà Nội): Làng nghề Phú Yên nỗ lực vượt khó

LNV - Hàng chục năm qua người dân thôn Phú Yên xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội): vốn là những gia đình công nhân của Nông trường Ba Vì chuyển về xã. Đời sống kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, trồng trọt và chăn nuôi. Trong đó cây chè là cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại đây, đem lại giá trị kinh tế cao, trở thành cây chủ lực của địa phương.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động