Bình Định điểm đến hấp dẫn, an toàn với du khách trong nước và quốc tế

TBV - Với các tiềm năng, thế mạnh sẵn có Bình Định có thể vươn lên trở thành một điểm đến du lịch hấp dẫn trong nước và quốc tế. Nhưng để phát triển du lịch thành công, Bình Định không chỉ tập trung vào khai thác các thế mạnh tự nhiên vốn có, mà còn có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển, bền vững về kinh tế, bền vững về tài nguyên môi trường, về văn hóa xã hội. Những nỗ lực của chính quyền và người dân Bình Định trong phát triển du lịch bền vững để du khách đến Quy Nhơn, đến Bình Định cảm nhận được sự khác biệt so với các địa phương khác, từ đó đưa du lịch Quy Nhơn - Bình Định trở thành một điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực Đông Nam Á trong thời gian tới. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, phóng viên Thời báo Làng nghề Việt đã có buổi trao đổi ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định, trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.
Phóng viên: Xin ông cho biết những kết quả tiêu biểu trong phát triển Du lịch của tỉnh Bình Định từ năm 2018 đến nay?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Trong năm qua, hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã đạt kết quả khả quan, các chỉ tiêu về du lịch tăng trưởng khá, làm tiền đề bước vào giai đoạn tăng cường phát triển về chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Năm 2018, Bình Định đón được 4.092.340 lượt khách (trong đó có 327.380 lượt khách quốc tế), tăng 10,6% so với năm 2017; doanh thu du lịch đạt 4.002 tỷ đồng, tăng 87,6% so với năm 2017; lao động du lịch có 6.670 người, tăng 17,2 % so với năm 2017. Quý I năm 2019, ngành du lịch Bình Định ước đón được 1.137.055 lượt khách, tăng 16,1% so với cùng kỳ; doanh thu 03 tháng đầu năm 2019, ngành du lịch Bình Định ước đạt được 981,67 tỷ đồng, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm 2018. Tổng số lao động trực tiếp ngành du lịch là 7.100 người lao động.


Bình Định đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư và phát triển du lịch.


Đối với công tác quy hoạch phát triển du lịch, ngành tập trung công tác quy hoạch, đề án và đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như Điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Bình Định đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch cụm phía Bắc tỉnh (4 huyện: Hoài Nhơn, Phù Mỹ, An Lão, Hoài Ân) đến năm 2025 và định hướng đến 2030; Đề án thực hiện thí điểm phát triển du lịch cộng đồng tại một số địa bàn ven biển thành phố Quy Nhơn; Đề án phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Định; Đề án thu hút khách du lịch quốc tế đến Bình Định, Đề án cơ cấu ngành du lịch đáp ứng nhu cầu phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, Đề án thí điểm phát triển du lịch tại các làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh…; đầu tư xây dựng thành phố Quy Nhơn từng bước đáp ứng các tiêu chí của một thành phố phát triển du lịch và dịch vụ trong khu vực tạo điểm nhấn và thu hút khách du lịch đến với Quy Nhơn, Bình Định…


FLC Quy Nhơn - góp phần thay đổi bộ mặt du lịch Bình Định trong những năm qua.

Phóng viên: Ông có chia sẻ gì về công tác xúc tiến, quảng bá cũng như công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ ngành Du lịch tỉnh?

Ông Nguyễn Văn Dũng: Đối với công tác xúc tiến, quảng bá du lịch ngành đã tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến du lịch, mở rộng giới thiệu hình ảnh du lịch Bình Định thực hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng; biên soạn và phát hành đầy đủ, kịp thời nhiều ấn phẩm bằng nhiều ngôn ngữ; cập nhật trang thông tin điện tử quảng bá xúc tiến du lịchcủa tỉnh đa ngôn ngữ. Chủ động xây dựng các chương trình kết nối với Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung - Tây Nguyên để đưa khách về Bình Định thông qua các hội nghị, hội thảo, lồng ghép các chương trình Presstrip, Famtrip cho các đoàn phóng viên, báo đài, doanh nghiệp lữ hành đến Bình Định; tham gia các Hội chợ du lịch quốc tế hằng năm tại thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội...


Ông Nguyễn Văn Dũng - Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bình Định.


Cùng với đó, ngành cũng từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Đã ban hành và triển khai Kế hoạch nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngành du lịch tỉnh Bình Định hàng năm. Trên cơ sở đó, Sở Du lịch thường xuyên phối hợp với các cơ sở đào tạo: Trường Cao đẳng Bình Định, Trường Cao đẳng thương mại Đà Nẵng, Tổng cục Du lịch, Tỉnh đoàn Bình Định tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ du lịch cho các đối tượng quản lý nhà nước, đơn vị kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư; đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp tự đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp.

Đặc biệt, ngành đã tăng cường các biện pháp quản lý vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn tại các điểm du lịch; thực hiện ứng xử văn minh trong hoạt động du lịch; bảo đảm an ninh, an toàn tại các điểm tham quan, khu du lịch; cải thiện môi trường du lịch theo hướng xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; chấn chỉnh hoạt động lữ hành, hướng dẫn viên… hướng tới xây dựng môi trường thân thiện với du lịch Bình Định để tạo ấn tượng tốt đẹp cho du khách về hình ảnh du lịch.


Dòng người tắm biển kéo dài từ mũi Tấn đến Ghềnh Ráng.


Phóng viên: Ông đánh giá như thế nào về công tác bảo vệ môi trường trong du lịch tại tỉnh Bình Định trong những năm qua?

Nguyễn Văn Dũng: Trên cơ sở Luật Bảo vệ môi trường, Luật Du lịch và các văn bản khác có liên quan, Sở Du lịch đã tích cực tham mưu UBND tỉnh và phối hợp với các ngành liên quan triển khai tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường du lịch trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, trong các dịp cao điểm của du lịch, Sở đã kịp thời gửi các văn bản đề nghị các cơ quan chức năng như: Công an tỉnh, Sở Giao thông vân tải và UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp tăng cường công tác kiểm tra đảm bảo trật tự, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn, bố trí các thiết bị thu gom rác thải, có biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch, phòng chống, hạn chế tác động sự cố môi trường tại các khu, điểm du lịch; chỉ đạo các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Sở Du lịch đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quy chế phân cấp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh; thành lập Đội kiểm tra liên ngành, quy định rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện các quy định Nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch ở địa phương; ban hành Kế hoạch về tuyên truyền và triển khai thực hiện Bộ Quy tắc ứng xử văn minh du lịch trên địa bàn tỉnh.


Thực hiện Nghị quyết số 03-NQ/TU ngày 07/4/2017 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 35/KH-UBND ngày 27/9/2017 của UBND tỉnh, theo đó, hàng năm Sở Du lịch ban hành Kế hoạch triển khai các hoạt động bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch. Đồng thời triển khai xây dựng Đề án thực hiện thí điểm phát triển du lịch cộng đồng tại một số địa bàn ven biển thành phố Quy Nhơn đến năm 2025, đã hoàn chỉnh Báo cáo Đề án, đang chờ UBND tỉnh phê duyệt; triển khai xây dựng Đề án Đảm bảo môi trường trong hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đến nay đã được UBND tỉnh đồng ý với Đề cương Đề án và đang triển khai
xây dựng Đề án.

Đã lồng ghép phổ biến, tuyên truyền và tổ chức các hoạt động bảo vệ môi trường trong công tác tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ và các sự kiện của ngành du lịch Bình Định. Phối hợp cùng với Tỉnh đoàn và các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động chung tay bảo vệ môi trường ″Vì một môi trường du lịch bền vững”, tổ chức lễ phát động, dọn dẹp vệ sinh các bãi biển, tổ chức các trò chơi liên quan về bảo vệ môi trường...nhằm tuyên truyền, phổ biến đến những người hoạt động trong lĩnh vực du lịch, cộng đồng dân cư ý thức về việc bảo vệ môi trường. Phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh và Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD) triển khai Dự án Quản lý, bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô vùng ven bờ gắn với phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại một số địa phương ven biển thành phố Quy Nhơn.


Vẻ đẹp Quy Nhơn.


Qua các đợt thanh, kiểm tra hoạt động du lịch tại các cơ sở kinh doanh du lịch, kết quả phần lớn các đơn vị bố trí các phương tiện, vật dụng thu gom, lưu trữ, phân loại chất thải rắn, chất thải nguy hại, bố trí nhân viên thu gom và xử lý sơ bộ rác thải hàng ngày tại đơn vị. Các đơn vị cũng đã quan tâm đầu tư xây dựng, bố trí nhà vệ sinh hợp lý, có biển chỉ dẫn, vị trí thuận lợi, dễ tiếp cận... Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt ở các đơn vị được xử lý từng cụm thông qua ngăn tự hoại, ngăn lắng, ngăn lọc... trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Phóng viên: Xin ông cho biết việc khai thác điều kiện tự nhiên và lịch sử - văn hóa để phát triển du lịch bền vững?

Nguyễn Văn Dũng: Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung bộ Việt Nam. Bình Định có lợi thế trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm ở trung tâm của trục Bắc - Nam trên cả 3 tuyến đường bộ, đường sắt và đường hàng không; là cửa ngõ ra biển gần nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan bằng cảng biển quốc tế Quy Nhơn thông qua Quốc lộ 19A và quốc lộ 19B. Với 134km đường bờ biển, Bình Định có nhiều bãi biển đẹp: Quy Nhơn, Trung Lương, Tân Thanh, Vĩnh Hội, biển Quy Hòa, dải Đề Gi - Tam Quan, Lộ Diêu,… nhiều điểm đến biển đảo có sức hút với du khách trong thời gian gần đây như: Eo Gió, Kỳ Co, Hòn Khô, Cù Lao Xanh…và cao nguyên, vùng đồi, vùng đồng bằng, vùng ven biển, vùng thềm lục địa đã tạo nên hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên cộng với khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 27,4 0C nên thuận lợi cho phát triển hoạt động du lịch.

Bình Định là tỉnh có bề dày lịch sử với hệ thống di tích lịch sử phong phú. Theo số liệu thống kê đến nay, trên toàn tỉnh Bình Định có 231 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó có hơn 129 di tích được xếp hạng với 02 di tích quốc gia đặc biệt, 34 di tích quốc gia và 93 di tích cấp tỉnh. Đây là tiền đề thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch lịch sử, văn hoá.

Trong những năm qua, với sự tập trung thúc đẩy toàn diện của các cấp ủy đảng, chính quyền các cấp trong tỉnh đã tạo điều kiện cho du lịch Bình Định có bước phát triển tích cực để trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh; xây dựng phát triển các loại hình du lịch đa dạng phục vụ nhu cầu du khách như du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tìm hiểu lịch sử, văn hóa, du lịch sinh thái, khám phá, mạo hiểm,...
Trong đó tiếp tục lấy du lịch biển, đảo làm mũi nhọn, du lịch văn hóa - lịch sử làm nền tảng.

Đối với du lịch biển, đảo: Đã hình thành nhiều sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, thể thao trên biển, lặn biển ngắm san hô, vui chơi giải trí ở các bãi biển gắn với mua sắm, ẩm thực. Lượng khách tham quan, khám phá du lịch biển, đảo ngày càng tăng, nhất là tại các khu vực có rạn san hô đẹp như Hòn Khô, Kỳ Co, đảo Nhơn Châu, các làng chài… từng bước tạo nên thương hiệu và sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển, đảo Bình Định. Triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại một số địa bàn ven biển tại Tp Quy Nhơn.

Đối với du lịch văn hóa - lịch sử: Tiếp tục trùng tu, tôn tạo các di tích văn hóa, lịch sử nhất là di tích liên quan phong trào nông dân Tây Sơn; di tích liên quan không gian văn hóa Chăm; các di tích lịch sử cách mạng; tổ chức các lễ hội truyền thống như Lễ hội chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, Lễ hội Chợ Gò, Lễ hội Đô thị Nước Mặn... gắn với phát triển loại hình du lịch văn hóa - lịch sử và khai thác có hiệu quả loại hình nghệ thuật đặc sắc của Bình Định như hát bội, bài chòi, biểu diễn võ cổ truyền…

Phát triển các loại hình du lịch mới: Các hội nghị, hội thảo quốc tế được tổ chức thường xuyên tại Trung tâm Quốc tế khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) hướng đến phát triển sản phẩm du lịch “hội nghị, hội thảo, triển lãm và sự kiện”; kết hợp du lịch khoa học và các sản phẩm du lịch có tiềm năng khác như du lịch cộng đồng, du lịch thể thao golf, du lịch tâm linh... đã được triển khai thu hút được nhiều đối tượng du khách trong và ngoài nước.

Ngoài ra, công tác nghiên cứu, xây dựng các sản phẩm tour du lịch mới bước đầu đã mang lại những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể: Khảo sát và xây dựng phương án “Phát triển du lịch homestay tại Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội và Đầm Thị Nại”; xây dựng phương án phát triển sản phẩm “Du lịch trải nghiệm dịch vụ câu cá, câu mực đêm, một ngày làm ngư dân tại tỉnh Bình Định”; Khảo sát và xây dựng sản phẩm du lịch về Nhà in Làng sông trong tiểu chủng viện Làng Sông; sản phẩm “Du lịch trải nghiệm học Võ cổ truyền Bình Định”; tổ chức các hoạt động tham quan xem biểu diễn võ thuật tại các võ đường nổi tiếng; tổ chức 02 địa điểm biểu diễn nghệ thuật bài chòi phục vụ du khách và nhân dân địa phương tại thành phố Quy Nhơn…; Tổ chức khảo sát một số điểm tiêu biểu để xây dựng sản phẩm tour mới: Tháp Đôi - Tháp Bánh ít - Thành Hoàng Đế - các làng nghề tại Thị xã An Nhơn - đảo Kỳ Co - Eo Gió - Khu Du lịch Trung Lương, huyện Phù Cát - Bảo tàng Quang Trung - Đài kính thiên - Khu du lịch sinh thái Hầm Hô; Phát triển sản phẩm quà tặng đặc trưng phục vụ du lịch: Có 09/51 sản phẩm làng nghề được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu. 02 sản phẩm đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2016 (Nước mắm Như Hoa và Bún Song thằn) và có 01 sản phẩm (Nước mắm Như Hoa) đạt sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2017.

Đặc biệt, để định hướng phát triển du lịch bền vững, tỉnh Bình Định đã xây dựng các đề án, quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch ở các địa phương làm cơ sở để huy động các nguồn lực đầu tư phát triển du lịch; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để người dân trực tiếp tham gia kinh doanh, nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên du lịch tại địa phương. Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch tỉnh Bình Định, trong đó tập trung quảng bá du lịch Quy Nhơn, xây dựng Quy Nhơn trở thành điểm đến hấp dẫn, an toàn thân thiện với du khách; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực và tạo dựng môi trường du lịch thân thiện; nâng cao kiến thức về văn hóa, lịch sử, di tích danh lam thắng cảnh của tỉnh cho đội ngũ hướng dẫn viên du lịch.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông.

Thực hiện: Ngọc Châu - Hoàng Vũ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng

Orchard Home Resort – Điểm đến nghỉ dưỡng lý tưởng

LNV - Cách Vườn Quốc gia Cát Tiên khoảng 10 phút lái xe, Orchard Home Resort hiện đại được bao bọc bởi những cánh rừng hùng vĩ tại Nam Cát Tiên đã trở thành điểm đến nghỉ dưỡng lý thưởng cho những ai mong muốn nuôi dưỡng tốt sức khỏe tinh thần và yêu thích thiên nhiên.
An Giang: Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

An Giang: Bảo tồn và phát huy nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer

LNV - Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào DTTS Khmer xã Văn Giáo có từ lâu đời. Sản phẩm làm ra để may trang phục cho sư, sãi ở chùa và phục vụ đời sống người dân trong vùng. Từng có thời điểm, nghề dệt thổ cẩm tưởng chừng bị mai một. Cột mốc đánh dấu cho sự phục hồi của làng nghề là vào năm 1998, với sự hỗ trợ của Tổ chức CARE.
An Bàng - "Thiên đường biển" của Hội An

An Bàng - "Thiên đường biển" của Hội An

LNV - Khi đặt chân đến TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam), du khách sẽ bắt đầu hành trình khám phá giữa phố cổ, chiêm ngưỡng vẻ đẹp dâng trào của quá khứ và trải nghiệm không khí lãng mạn đậm đà trong đêm Hội An, với ánh sáng của những chiếc lồng đèn huyền bí và những hoa đăng lung linh trôi trên mặt nước sông Hoài. Tuy nhiên, vào buổi sáng hôm sau, du khách không nên bỏ qua cơ hội khám phá bãi biển An Bàng - một viên ngọc biển "sinh sau đẻ muộn," chỉ cách Hội An chưa đầy 3 km.
Trải nghiệm du lịch thú vị, độc đáo ở Thanh Trì

Trải nghiệm du lịch thú vị, độc đáo ở Thanh Trì

LNV - Trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) hiện có 154 di tích lịch sử văn hóa và 45 lễ hội truyền thống, gồm: 88 di tích đã được công nhận xếp hạng (trong đó 65 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 23 di tích xếp hạng cấp thành phố),7 làng nghề truyền thống và 8 địa điểm gắn biển lưu niệm sự kiện cách mạng kháng chiến, hệ thống sắc phong tại đình Yên Phú (xã Liên Ninh), đình Triều Khúc, đình Yên Xá (xã Tân Triều) được công nhận là tài liệu lưu trữ quý, hiếm. Cùng với đó, hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể được bảo lưu với nhiều loại hình phong phú, đa dạng, đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tồn tại và lưu truyền qua nhiều đời tại các địa phương, tiêu biểu là Lễ hội Triều Khúc của xã Tân Triều (trong đó có các hoạt động trình diễn nghệ thuật dân gian như: Múa trống bồng, múa lân, múa Chạy cờ, múa Sênh tiền...) được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Mù Cang Chải (Yên Bái): Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện vùng cao

Mù Cang Chải (Yên Bái): Mùa thu hoạch sơn tra ở huyện vùng cao

LNV - Cây sơn tra, còn gọi là táo mèo, bắt đầu ra hoa từ tháng Ba và đến đầu tháng Chín cho thu hoạch quả, mang lại giá trị kinh tế cho bà con vùng cao huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.
Măng Đen - Khu du lịch sinh thái quốc gia

Măng Đen - Khu du lịch sinh thái quốc gia

LNV - Nhằm phát triển Khu du lịch Măng Đen thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) thành điểm du lịch sinh thái mang tầm cỡ quốc gia, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1492/QĐ-TTg ngày 29/11/2023 phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Măng Đen, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đến năm 2045.

Tin khác

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Quảng Ninh: Vân Đồn tổ chức Tuần lễ cam lần thứ nhất năm 2023

Quảng Ninh: Vân Đồn tổ chức Tuần lễ cam lần thứ nhất năm 2023

LNV - Ngày 9/12 , tại xã Vạn Yên (Vân Đồn) sẽ tổ chức Tuần lễ cam Vân Đồn năm 2023. Lễ hội nhằm tôn vinh người trồng cam, đồng thời tuyên truyền về công tác bảo tồn, phát huy, giới thiệu, quảng bá hình ảnh, tiềm năng lợi thế của xã Vạn Yên, huyện Vân Đồn.
Trường Thành farm - Khám phá thiên nhiên trải nghiệm không giới hạn

Trường Thành farm - Khám phá thiên nhiên trải nghiệm không giới hạn

LNV - Những năm gần đây, xu hướng du lịch nông nghiệp - nông thôn, tìm về cội nguồn, về với thiên nhiên đang được giới trẻ và nhiều gia đình yêu thích, lựa chọn. Đặc biệt, chương trình giáo dục trong các trường từ khối tiểu học đến Trung học phổ thông đã nêu rõ: “Hoạt động trải nghiệm (cấp tiểu học) và hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp (cấp THCS và THPT) nhằm tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thông qua đó, chuyển hóa những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng của học sinh với cuộc sống... Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh được học tập, trải nghiệm tốt nhất, Trang trại du lịch trải nghiệm Trường Thành ( Trường Thành Farm) tại thôn Phương Chử Bắc, xã Trường Thành, huyện An Lão, TP. Hải Phòng với diện tích hơn 7ha cùng khuôn viên được quy hoạch tổng thể khoa học Trường Thành Farm tự hào sẽ là điểm đến lý tưởng cho các tiết học và hoạt động ngoại khóa của các khối các cấp các trường.
Bà Rịa - Vũng Tàu hấp dẫn du khách

Bà Rịa - Vũng Tàu hấp dẫn du khách

LNV - Tuần lễ Du lịch Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2023 dự kiến tổ chức vào tháng 11 tới với chủ đề “LET'S GO!!! Ba Ria - Vung Tau”. Sự kiện hứa hẹn sẽ là cầu nối quảng bá du lịch địa phương đến với du khách trong dịp cuối năm, tạo tiền đề bức phá ngành du lịch tỉnh.
Vĩnh Phúc: Phát triển kinh tế từ thế mạnh địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới

Vĩnh Phúc: Phát triển kinh tế từ thế mạnh địa phương gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Xác định phát triển kinh tế là động lực quan trọng trong xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Nguyệt Đức (Yên Lạc, Vĩnh Phúc) đã triển khai nhiều giải pháp để khai thác những tiềm năng, lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân.
10 địa điểm du lịch nên đến tại Quảng Ninh

10 địa điểm du lịch nên đến tại Quảng Ninh

LNV - Quảng Ninh một trong các tỉnh thành phố trong cả nước có nhiều cảnh đẹp, đáng ghé thăm để trải nghiệm các hoạt động du lịch thăm quan, khám phá, nghỉ dưỡng. Dưới đây là 10 địa điểm nên đến khi du khách tới Quảng Ninh.
Một thoáng trên đầm Lập An

Một thoáng trên đầm Lập An

LNV - Đầm Lập An nằm ở ngay bên cạnh vịnh Lăng Cô, cách Huế 70km về phía Nam và Đà Nẵng 30km ngược lên phía Bắc. Được xem là một trong những kỳ quan thiên nhiên đẹp nhất thế giới theo bình chọn của Worldbay Club, khu vực này là điểm hội tụ tuyệt vời giữa con người và thiên nhiên.
Đến Lâm Bình trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của thác Khuổi Nhi

Đến Lâm Bình trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của thác Khuổi Nhi

LNV - Nằm trong vùng lòng hồ sinh thái Na Hang (huyện Lâm Bình, Tuyên Quang), thác Khuổi Nhi là điểm dừng chân lý thú cho du khách ngắm cảnh và trải nghiệm thiên nhiên độc đáo nơi đây.
Hồ Tây - Hà Nội

Hồ Tây - Hà Nội

LNV - Với người Hà Nội, hồ Tây đâu chỉ là nơi hóng gió và ngắm những sớm bình minh hay chiều hoàng hôn mỗi ngày. Được bao trùm bởi những huyền thoại và truyền thuyết, hồ Tây như một vùng trầm tích văn hóa lưu giữ hồn phách của vùng đất cổ bên kinh thành Thăng Long. Ở đây có sự tích của cáo 9 đuôi, sự tích trâu vàng...
Hội An, TP.Hồ Chí Minh – Những điểm đến được yêu thích nhất châu Á

Hội An, TP.Hồ Chí Minh – Những điểm đến được yêu thích nhất châu Á

LNV - Tạp chí du lịch Travel and Leisure đã thực hiện cuộc khảo sát Giải thưởng tốt nhất thế giới (World’s Best Awards), thu thập ý kiến độc giả về trải nghiệm du lịch trên toàn thế giới. Năm 2023, Việt Nam vinh dự có 2 đại diện là TP. Hội An (tỉnh Quảng Nam) và TP. HCM góp mặt trong danh sách những Thành phố yêu thích nhất châu Á.
Quảng Trị:  Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển “Du lịch xanh”

Quảng Trị: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển “Du lịch xanh”

LNV - Du lịch xanh được hiểu là du lịch có trách nhiệm với các khu tự nhiên, bảo tồn môi trường; duy trì cuộc sống của người dân địa phương. Loại hình du lịch này dựa vào thiên nhiên, môi trường sống, hạn chế những tác động xấu đến môi trường như xả thải, xả khói, tàn phá động thực vật, khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng, vật dụng tái tạo, phát huy các di sản văn hóa thiên nhiên, sản phẩm thân thiện với môi trường.
Phát triển làng nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

Phát triển làng nghề du lịch gắn với xây dựng hình ảnh đất nước con người Việt Nam

LNV - Truyền thống và hiện đại trong phát triển các làng nghề truyền thống được coi là một trong những nguồn lực thúc đẩy sự phát triển xã hội, đồng thời là nhân tố góp phần tạo nên hệ giá trị mới trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Du lịch trải nghiệm làng nghề - Hướng đi đầy triển vọng

Du lịch trải nghiệm làng nghề - Hướng đi đầy triển vọng

LNV - Các làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp về mặt kinh tế mà còn là những kho tàng văn hóa phong phú. Trong bối cảnh giao lưu hội nhập thế giới ngày càng sâu rộng như hiện nay, những cách tiếp cận mới với nguồn di sản văn hóa giàu tiềm năng kinh tế này chắc chắn sẽ thu hút du khách trong và ngoài nước, đem tới cho họ trải nghiệm thú vị đồng thời kích thích họ quảng bá và tiêu thụ sản phẩm làng nghề.
Yên Bái tập trung phát triển du lịch làng nghề

Yên Bái tập trung phát triển du lịch làng nghề

LNV - Phát triển du lịch làng nghề, nghề truyền thống là một trong những giải pháp quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế, xã hội ở nông thôn. Hiện nay, toàn tỉnh Yên Bái có 15 làng nghề, nghề truyền thống gắn với các điểm hoạt động du lịch ngày càng phát triển, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Yên Bái: Gắn làng nghề truyền thống với du lịch

Yên Bái: Gắn làng nghề truyền thống với du lịch

LNV - Hiện nay, tỉnh Yên Bái hiện có 15 làng nghề, nghề truyền thống. Các làng nghề truyền thống đều gắn với các địa điểm có hoạt động du lịch đảm bảo hài hòa với văn hóa truyền thống địa phương tạo thành chuỗi liên kết trong phát triển dịch vụ, du lịch phục vụ du khách.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Bộ Công Thương phổ biến một số điểm mới tại Nghị định số 43 quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Sáng ngày 23/4, trong khuôn khổ Hội nghị trực tuyến phổ biến Nghị định số 32/2024/NĐ-CP về quản lý phát triển cụm công nghiệp (CCN) ông Ngô Quang Trung - Cục trưởng Cục Công Thương địa phương đã thông tin sơ lược về Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 1
Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

Linh thiêng cổ tự Chùa Hưng Phúc

LNV - Chùa Hưng Phúc Tự hay còn gọi là chùa Tự Khoát. Chùa Hưng Phúc Tự tọa lạc trên đỉnh núi Trúc trông tựa như bông “Hoa sen”, có diện tích rộng hơn 7000m2. Xung quanh ngôi chùa được bao bọc bởi hàng rào tre trúc cao vút tạo nên khung cảnh mang đậm màu
Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

Người đảng viên tâm huyết xây dựng làng nghề trên đảo xa

LNV - Thời gian qua, xã đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa) đã thu hút một số lượng lớn cư dân đến sinh sống, lập nghiệp. Xuất phát từ mong muốn tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, đảng viên Cao Văn Giáp thực nghiệm ý tưởng phát triển làng nghề gắn với kinh tế biển. Do nhiều năm công tác liên tục trên quần đảo, đồng chí có nhiều vốn sống để chăm lo, giúp đỡ cư dân đảo và ngư dân.
Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

Sơn La: Làng nghề chế biến long nhãn từng bước khẳng định thương hiệu

LNV - Vụ nhãn năm nay, bản Hải Sơn và Hồng Nam của xã Chiềng Khoong, huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La vinh dự được công nhận là Làng nghề chế biến long nhãn. Việc thành lập làng nghề không chỉ là điều kiện quan trọng về tư cách pháp nhân để đẩy mạnh, mở rộng hoạt động sản xuất, mà còn tạo điều kiện liên kết hợp tác với các doanh nghiệp trong quảng bá, giới thiệu bao tiêu sản phẩm, đưa thương hiệu long nhãn đến với người tiêu dùng trong và ngoài nước.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Sóc Trăng

LNV - Tỉnh Sóc Trăng là địa phương có nhiều nghề và làng nghề thủ công truyền thống với lịch sử hình thành lâu đời, như: Vẽ tranh trên kiếng, đâm cốm dẹp, đan đát, làm bánh pía…
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động