Thứ năm, 04-08-2022 | 14:04GMT+7
Nhớ cổng làng xưa...
LNV - Làng tôi nằm trên một doi đất nhỏ ven con Sông Hồng, ở đó có bến đò ngang với sự qua lại giao thương nhộn nhịp giữa cư dân hai bên bờ, vì vậy mà khu chợ cũng ra đời ngay bên bến sông với khoảng cách, cứ 3 ngày họp một lần vào buổi sáng.
Để xuống được bến sông với khu chợ làng, dân làng tôi đều phải chui qua chiếc cổng vòm được xây dựng từ hơn một trăm năm trước. Sự hiện diện của chiếc cổng làng cổ kính với nét rêu phong trầm mặc theo thời gian đã chứng tỏ rằng, đây là một ngôi làng cổ, có từ khi cư dân đến lập làng từ nhiều đời trước. Không chỉ có cái cổng làng, ngôi đình cổ nằm ngay cạnh, với bóng đa với tán lá rộng, gốc xù xì già nua nhưng đầy sức sống cũng luôn tạo cho khung cảnh ngôi làng nơi tôi sinh ra nét hoài cổ đáng yêu.
Vâng, chẳng phải riêng làng tôi, mà theo như tôi thấy thì ngày xưa các làng quê khác trong vùng, làng nào cũng có xây một chiếc cổng làng to tướng, rất bề thế. Nét giống nhau ở hầu hết các làng quê là cổng làng luôn được xây dựng phía đầu làng, bên trong cổng, trước khi đi vào khu dân cư thường là có đình, miếu, hoặc chùa, am... Người xưa từng bảo rằng, cổng làng trong khuôn viên đình, chùa, miếu, phủ là khoảng đất linh thiêng và có “thần linh”, chính vì vậy mà vị thần làng luôn án ngự nơi cổng làng để canh giữ, chở che cho dân làng! Khi tôi còn nhỏ, nội tôi cũng từng nói tại cổng làng luôn có ông “thần làng”, tôi tin, vì vậy mà mỗi khi đi qua đây tôi cứ sờ sợ, vì lỡ không may làm điều gì đó không phải thì “thần làng” sẽ quở trách...
Tuổi thơ tôi hay bất cứ người làng nào sinh ra, lớn lên ở làng cũng đều đi qua cái cổng của làng hàng trăm, hàng ngàn lần mà không ai có thể nhớ, hay đếm được. Tôi chỉ có thể nhớ rằng, suốt những năm cấp 1, cấp 2, thậm chí là lên cấp 3 trường huyện rồi, thì cổng làng dưới tán đa cổ thụ toả bóng mát rượi vẫn luôn là chỗ bọn trẻ chúng tôi tụ tập ở đó để nô đùa, ngồi hóng gió mát những buổi trưa hè, hay các tối oi nồng nóng bức. Người lớn, người già cũng thường mang chiếu ra chải ở gốc đa để ngồi cho thoáng mát, bởi khi xưa điện lưới không có nên ở trong nhà thường rất nóng, vì vậy trưa hay tối mùa hè ra gốc đa nơi cổng làng ngồi, thậm chí nằm kềnh cang ngửa mặt lên trời “đếm sao”, ngắm trăng là thú vị nhất! Chính vì thế mà vào mùa hè buổi trưa nào khu vực cây đa cổng làng cũng có tới cả mấy chục người tụ tập ở đó. Rồi cả buổi tối cũng vậy, sau khi cơm nước xong là bọn trẻ lại í ới gọi nhau ra cổng làng để chơi như một thói quen khó bỏ. Có những tối, bọn chúng tôi chơi trò đuổi bắt, chơi trốn tìm quanh gốc đa, xung quanh cổng làng tới tận đêm khuya mới về nhà ngủ...
Cổng làng còn là chỗ mà làng, xã tôi thường chọn là chỗ cắm trại hè mỗi khi khóa sinh hoạt 3 tháng hè của địa phương kết thúc, bởi nơi đây có khoảng đất trống rộng, có sân đình khá lớn, và có lối đi thoáng đãng với những hàng cây rợp bóng, vì vậy nó đủ chỗ cho 20 cái lều trại đại diện cho thanh thiếu niên của 20 tổ sản xuất trong HTX xã dựng lên, tham dự hội hè...
Cổng làng cổ kính và khu vực đình làng dưới tán đa già mát rượi đã gắn liền với cuộc sống của bao thế hệ người làng tôi như vậy, nó đi vào hành trang kỷ niệm của hết thế hệ người này tới thế hệ người khác, và tưởng như sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian, vậy mà giờ đây chỉ còn là trong hoài nhớ, tiếc nuối, bởi thời chiến tranh chống Mỹ, do bom đạn đã tàn phá khiến chiếc cổng và ngôi đình bị đổ sụp, còn cây đa thì cũng bị trúng bom tan thân, nát cành. Thế rồi, chẳng hiểu vì lý do gì mà chính quyền khi ấy không cho khôi phục lại chiếc cổng làng, ngôi đình, để nó mất đi vĩnh viễn và tôi cũng như bao người từng gắn bó đi về qua chiếc cổng làng của những năm tháng tuổi thơ cảm thấy hoài nhớ, nuối tiếc...
Vâng, chẳng phải riêng làng tôi, mà theo như tôi thấy thì ngày xưa các làng quê khác trong vùng, làng nào cũng có xây một chiếc cổng làng to tướng, rất bề thế. Nét giống nhau ở hầu hết các làng quê là cổng làng luôn được xây dựng phía đầu làng, bên trong cổng, trước khi đi vào khu dân cư thường là có đình, miếu, hoặc chùa, am... Người xưa từng bảo rằng, cổng làng trong khuôn viên đình, chùa, miếu, phủ là khoảng đất linh thiêng và có “thần linh”, chính vì vậy mà vị thần làng luôn án ngự nơi cổng làng để canh giữ, chở che cho dân làng! Khi tôi còn nhỏ, nội tôi cũng từng nói tại cổng làng luôn có ông “thần làng”, tôi tin, vì vậy mà mỗi khi đi qua đây tôi cứ sờ sợ, vì lỡ không may làm điều gì đó không phải thì “thần làng” sẽ quở trách...

Tuổi thơ tôi hay bất cứ người làng nào sinh ra, lớn lên ở làng cũng đều đi qua cái cổng của làng hàng trăm, hàng ngàn lần mà không ai có thể nhớ, hay đếm được. Tôi chỉ có thể nhớ rằng, suốt những năm cấp 1, cấp 2, thậm chí là lên cấp 3 trường huyện rồi, thì cổng làng dưới tán đa cổ thụ toả bóng mát rượi vẫn luôn là chỗ bọn trẻ chúng tôi tụ tập ở đó để nô đùa, ngồi hóng gió mát những buổi trưa hè, hay các tối oi nồng nóng bức. Người lớn, người già cũng thường mang chiếu ra chải ở gốc đa để ngồi cho thoáng mát, bởi khi xưa điện lưới không có nên ở trong nhà thường rất nóng, vì vậy trưa hay tối mùa hè ra gốc đa nơi cổng làng ngồi, thậm chí nằm kềnh cang ngửa mặt lên trời “đếm sao”, ngắm trăng là thú vị nhất! Chính vì thế mà vào mùa hè buổi trưa nào khu vực cây đa cổng làng cũng có tới cả mấy chục người tụ tập ở đó. Rồi cả buổi tối cũng vậy, sau khi cơm nước xong là bọn trẻ lại í ới gọi nhau ra cổng làng để chơi như một thói quen khó bỏ. Có những tối, bọn chúng tôi chơi trò đuổi bắt, chơi trốn tìm quanh gốc đa, xung quanh cổng làng tới tận đêm khuya mới về nhà ngủ...
Cổng làng còn là chỗ mà làng, xã tôi thường chọn là chỗ cắm trại hè mỗi khi khóa sinh hoạt 3 tháng hè của địa phương kết thúc, bởi nơi đây có khoảng đất trống rộng, có sân đình khá lớn, và có lối đi thoáng đãng với những hàng cây rợp bóng, vì vậy nó đủ chỗ cho 20 cái lều trại đại diện cho thanh thiếu niên của 20 tổ sản xuất trong HTX xã dựng lên, tham dự hội hè...
Cổng làng cổ kính và khu vực đình làng dưới tán đa già mát rượi đã gắn liền với cuộc sống của bao thế hệ người làng tôi như vậy, nó đi vào hành trang kỷ niệm của hết thế hệ người này tới thế hệ người khác, và tưởng như sẽ tồn tại vĩnh cửu với thời gian, vậy mà giờ đây chỉ còn là trong hoài nhớ, tiếc nuối, bởi thời chiến tranh chống Mỹ, do bom đạn đã tàn phá khiến chiếc cổng và ngôi đình bị đổ sụp, còn cây đa thì cũng bị trúng bom tan thân, nát cành. Thế rồi, chẳng hiểu vì lý do gì mà chính quyền khi ấy không cho khôi phục lại chiếc cổng làng, ngôi đình, để nó mất đi vĩnh viễn và tôi cũng như bao người từng gắn bó đi về qua chiếc cổng làng của những năm tháng tuổi thơ cảm thấy hoài nhớ, nuối tiếc...
Nguyễn Thị Hải - Đại học Văn hóa
Tag :