Thứ sáu, 05-08-2022 | 15:24GMT+7
Tham dự chương trình có bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình qua các thời kỳ; đại diện các doanh nghiệp trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có hợp tác với tỉnh Hòa Bình cùng đông đảo bà con nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
Tỉnh Hoà Bình đã tổ chức Chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - Thanh âm xứ Mường" và Carnival Hòa Bình năm 2022 tại Quảng trường Hòa Bình và các tuyến đường chính của thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc gắn với các sự kiện trong tỉnh để đón mừng những thành tựu về kinh tế, xã hội của tỉnh nhà trong những năm qua. Đồng thời cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu sự khởi động trở lại mạnh mẽ của các mặt kinh tế, xã hội sau những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Phát biểu tại buổi Lễ, bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng. Phó Chủ tịch nước cho rằng, với lịch sử sinh sống lâu đời ở Hòa Bình, người Mường đã sáng tạo ra nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của 54 dân tộc anh em. Trong đó, tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội truyền thống Khai Hạ được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thể hiện trình độ phát triển cao, không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Mường, mà còn là niềm vui chung của các dân tộc tỉnh Hòa Bình”.
Lễ hội truyền thống Khai Hạ và Tri thức dân gian Lịch Tre (Lịch Đoi/Roi) của người Mường chứa đựng những nét văn hoá độc đáo, lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường tỉnh Hoà Bình. Lễ hội Khai Hạ của người Mường Hòa Bình còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng, đây là lễ hội dân gian gắn với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn văn minh của người Việt cổ và đã trở thành hoạt động văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống sin hoạt văn hóa. Đây là Lễ hội có lịch sử lâu đời, là nơi kết tinh, hội tụ nhiều di sản văn hóa, lịch sử. Tri thức dân gian lịch tre của người Mường, được làm từ 12 thanh tre tương ứng với 12 tháng. Người Mường gọi là “Lịch Đoi/Roi” bởi lịch này được phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao Đoi/Roi – còn gọi là sao Tua Rua – chòm sao có 7 ngôi vận hành theo chiều từ Đông sang Tây. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Mường tỉnh Hòa Bình đã xây dựng cho mình một cách tính lịch rất độc đáo. Theo Lịch Đoi/Roi, dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình tính ngày Âm lịch không chỉ theo sự vận hành của Mặt Trăng, song nó còn lồng ghép yếu tố thời tiết vào chu kỳ vận hành của sao Đoi/Roi. Đây chính là điểm đặc biệt nhất của lịch tre dân tộc Mường mà ta không tìm thấy ở các hệ lịch khác trên thế giới. Giá trị tri thức dân gian lịch tre của người Mường hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong nhân dân thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc, xứng đáng là một tri thức, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh: “ Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước; khẳng định việc công nhận “Tri thức Lịch Đoi (Lịch tre) của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” và “Lễ hội Khai Hạ của người Mường” huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và huyện Kim Bôi (Hòa Bình) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và là niềm tự hào của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Hòa Bình. Tỉnh sẽ quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, phấn đấu xây dựng Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Tại chương trình nghệ thuật, ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bìnhnhấn mạnh: “Tỉnh là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Hòa Bình còn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp làm say đắm lòng người. Đặc biệt, hồ Hòa Bình với phong cảnh non nước hữu tình đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí... Những tiềm năng, thế mạnh đó đã được tỉnh tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh”.
Chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - thanh âm xứ Mường" và Carnival Hòa Bình năm 2022 thành công tốt đẹp
LNV - Tối 31/7, tại Quảng trường Hòa Bình, thành phố Hòa Bình, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình đã tổ chức Chương trình nghệ thuật “Hòa Bình - thanh âm xứ Mường” và Carnival năm 2022; đồng thời đón nhận Bằng công nhận hai Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia của tỉnh Hòa Bình: Tri thức dân gian Lịch tre dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình và Lễ hội truyền thống Khai Hạ của người Mường. Buổi lễ được diễn ra 2 phần: Phần Lễ và phần Hội.
Văn nghệ chào mừng tại buổi Lễ
Tham dự chương trình có bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương, đại diện lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND, HĐND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hòa Bình cùng các sở, ban, ngành, đoàn thể; các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh Hòa Bình qua các thời kỳ; đại diện các doanh nghiệp trung ương và địa phương, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có hợp tác với tỉnh Hòa Bình cùng đông đảo bà con nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước phát biểu tại buổi Lễ
Tỉnh Hoà Bình đã tổ chức Chương trình nghệ thuật "Hoà Bình - Thanh âm xứ Mường" và Carnival Hòa Bình năm 2022 tại Quảng trường Hòa Bình và các tuyến đường chính của thành phố Hòa Bình. Đây là sự kiện văn hóa đặc sắc gắn với các sự kiện trong tỉnh để đón mừng những thành tựu về kinh tế, xã hội của tỉnh nhà trong những năm qua. Đồng thời cũng là sự kiện quan trọng đánh dấu sự khởi động trở lại mạnh mẽ của các mặt kinh tế, xã hội sau những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra.
Phát biểu tại buổi Lễ, bà Võ Thị Ánh Xuân - Phó Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Văn hóa có vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Trong bối cảnh hiện nay, việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các vùng, miền, dân tộc là nhiệm vụ rất quan trọng. Phó Chủ tịch nước cho rằng, với lịch sử sinh sống lâu đời ở Hòa Bình, người Mường đã sáng tạo ra nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể đặc sắc, góp phần làm giàu thêm kho tàng văn hóa của 54 dân tộc anh em. Trong đó, tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội truyền thống Khai Hạ được vinh danh Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, thể hiện trình độ phát triển cao, không chỉ là niềm tự hào của dân tộc Mường, mà còn là niềm vui chung của các dân tộc tỉnh Hòa Bình”.
Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình phát biểu tại buổi Lễ
Lễ hội truyền thống Khai Hạ và Tri thức dân gian Lịch Tre (Lịch Đoi/Roi) của người Mường chứa đựng những nét văn hoá độc đáo, lâu đời mang đậm bản sắc văn hóa của người Mường tỉnh Hoà Bình. Lễ hội Khai Hạ của người Mường Hòa Bình còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng, đây là lễ hội dân gian gắn với nền nông nghiệp lúa nước, mang dấu ấn văn minh của người Việt cổ và đã trở thành hoạt động văn hóa, tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống sin hoạt văn hóa. Đây là Lễ hội có lịch sử lâu đời, là nơi kết tinh, hội tụ nhiều di sản văn hóa, lịch sử. Tri thức dân gian lịch tre của người Mường, được làm từ 12 thanh tre tương ứng với 12 tháng. Người Mường gọi là “Lịch Đoi/Roi” bởi lịch này được phân chia ngày tháng trong năm theo sự vận hành của sao Đoi/Roi – còn gọi là sao Tua Rua – chòm sao có 7 ngôi vận hành theo chiều từ Đông sang Tây. Trong quá trình tồn tại và phát triển, người Mường tỉnh Hòa Bình đã xây dựng cho mình một cách tính lịch rất độc đáo. Theo Lịch Đoi/Roi, dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình tính ngày Âm lịch không chỉ theo sự vận hành của Mặt Trăng, song nó còn lồng ghép yếu tố thời tiết vào chu kỳ vận hành của sao Đoi/Roi. Đây chính là điểm đặc biệt nhất của lịch tre dân tộc Mường mà ta không tìm thấy ở các hệ lịch khác trên thế giới. Giá trị tri thức dân gian lịch tre của người Mường hiện nay vẫn còn được ứng dụng trong nhân dân thể hiện sự trường tồn của tri thức dân tộc, xứng đáng là một tri thức, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lãnh đạo tỉnh Hòa Bình đón nhận bằng công nhận Lễ hội truyền thống Khai Hạ và Tri thức dân gian Lịch Tre (Lịch ĐoiRoi) là di sản phi vật thể quốc gia
Ông Nguyễn Phi Long - Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình nhấn mạnh: “ Việc tổ chức thực hiện có hiệu quả những ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch nước; khẳng định việc công nhận “Tri thức Lịch Đoi (Lịch tre) của dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” và “Lễ hội Khai Hạ của người Mường” huyện Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và huyện Kim Bôi (Hòa Bình) là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và là niềm tự hào của cấp ủy Đảng, chính quyền, nhân dân tỉnh Hòa Bình. Tỉnh sẽ quyết tâm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc, phấn đấu xây dựng Hòa Bình trở thành tỉnh phát triển khá, đời sống nhân dân ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Diễu hành tại buổi Carnaval
Tại chương trình nghệ thuật, ông Bùi Văn Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bìnhnhấn mạnh: “Tỉnh là vùng đất có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, là cái nôi của nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng. Hòa Bình còn được thiên nhiên ban tặng cho nhiều cảnh quan hùng vĩ, tươi đẹp làm say đắm lòng người. Đặc biệt, hồ Hòa Bình với phong cảnh non nước hữu tình đang là điểm đến của nhiều nhà đầu tư phát triển loại hình du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, thể thao, giải trí... Những tiềm năng, thế mạnh đó đã được tỉnh tập trung khơi dậy và phát huy một cách mạnh mẽ, tạo động lực quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh”.
Chương trình Carnival Hòa Bình năm 2022 diễn ra từ 16 giờ 00 đến 18 giờ 30 phút ngày 31/7/2022 dọc tuyến phố Chi Lăng đến Quảng trường Hòa Bình, đó là chương trình diễu hành đường phố gồm 06 xe mô hình biểu tượng Sun Group và nhiều nghệ sĩ, diễn viên trong nước và nước ngoài đến từ các quốc gia Ukraine, Cu Ba, Brazil, Belarus, Uzbekistan, Colombia và Argentina, được chia thành 03 đoàn trên các trục đường chính của thành phố Hòa Bình; các đoàn diễu hành đường phố tái hiện một số nghi thức lễ hội, trò chơi dân gian của 06 dân tộc chính đang sinh sống tại Hòa Bình, đồng thời thể hiện một số các bài vũ dân gian hiện đại của các quốc gia Ukraine, Cu Ba, Brazil, Belarus, Uzbekistan, Colombia và Argentina.
Bài, ảnh: Lương Văn Tuân
Tag :