Là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh. Chị Tạ Thị Năm, là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa. Đến nay, Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì.
![]() |
Mô hình chăn nuôi bò sữa của chị Tạ Thị Năm. |
Chị Năm cho biết, việc chăn nuôi hiện tại thuận lợi hơn nhiều với các chính sách khuyến nông của xã, huyện. Từ chăn nuôi nhỏ lẻ thành chăn nuôi quy mô lớn, tập trung hơn, hình thành chuỗi các hộ chăn nuôi cùng nhau phát triển. Nhờ nắm vững kỹ thuật chăm sóc, đàn bò sữa của chị Năm phát triển tốt, cho sản lượng sữa cao, chất lượng sữa bò tốt. Đến nay, trang trại chăn nuôi bò sữa của gia đình chị Năm rộng hơn 1.200m2, hiện tại, chị đang có đàn bò sữa với hơn 60 con cho năng suất trung bình đạt 1 tấn sữa/ngày.
Phát triển nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản chất lượng cao tại huyện cũng trở thành điểm sáng của ngành Nông nghiệp Hà Nội. Toàn huyện Ba Vì hiện có 2.600ha diện tích mặt nước phục vụ nuôi trồng thủy sản, tập trung tại các xã: Cổ Đô, Vạn Thắng, Phú Đông, Cẩm Lĩnh, Đồng Thái, Phú Châu…Nhiều hộ dân đã tận dụng mặt nước sông Hồng, sông Đà để nuôi cá lồng bè, cho hiệu quả kinh tế cao.
Với vùng nuôi trồng thủy sản rộng 120ha của cả 5 thôn, xã Cổ Đô hiện có 145 hộ nuôi thả cá ở vùng đồng và hơn chục hộ làm mô hình lồng bè trên sông Hồng. Điển hình như gia đình bà Nguyễn Thị Tuyết ở thôn Vu Chu, nuôi thả cá trên diện tích 7.000m2, đang thí điểm thực hiện mô hình chăn nuôi tiêu chuẩn VietGAP, với sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội. Tương tự, gia đình ông Nguyễn Viết Liêm, cũng ở thôn Vu Chu với mô hình trồng thuỷ sản, trồng cây ăn quả trên diện tích 1ha; được Trung tâm Khuyến nông Hà Nội hỗ trợ giống và 9 tấn thức ăn vi sinh để nuôi cá trong 3 tháng, “Doanh thu từ trang trại của gia đình đạt bình quân hơn 400 triệu đồng/năm. Việc chăn nuôi theo hướng vi sinh, VietGAP, giúp cá chất lượng hơn, năng suất cao hơn.
![]() |
Nuôi cá ứng dụng công nghệ cao tại huyện Ba Vì |
Tương tự mô hình chăn nuôi tiêu chuẩn VietGAP của Ông Đỗ Văn Sim (ở xã Vạn Thắng, huyện Ba Vì cũng đang hoàn thiện các thủ tục để được cơ quan chức năng cấp chứng nhận. Với doanh thu từ trang trại nuôi cá đạt hơn 6 tỷ đồng/năm.
Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản tập trung của xã là hơn 90ha, nằm trong vùng quy hoạch 300ha. Với doanh thu từ nuôi trồng thủy sản đã và đang góp phần tăng nguồn thu cho xã, giúp nâng cao thu nhập bình quân chung toàn xã lên 74 triệu đồng/người/năm. Ông Hoàng Văn Thành - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng chia sẻ.
![]() |
Mô hình trồng cây ăn quả của người dân xã Tiên Phong mang lại giá trị kinh tế cao của huyện Ba Vì |
Phát triển mạnh các mô hình chăn nuôi
Ba Vì được thành phố quy hoạch là vùng sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch sinh thái, huyện Ba Vì phấn đấu đến năm 2025 giá trị canh tác đạt 220 triệu đồng/ha, thu nhập của người dân nông thôn đạt 72 triệu đồng/người/năm...
Để hoàn thành mục tiêu này, huyện tiếp tục hỗ trợ để nông dân tăng cường đầu tư ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất; tổ chức sản xuất theo chuỗi đối với những sản phẩm thế mạnh; đồng thời, khuyến khích phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp hiệu quả bền vững theo hướng hữu cơ, bảo vệ môi trường, đáp ứng nhu cầu thị trường.
Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội
Đường dẫn bài viết: https://langngheviet.com.vn/hieu-qua-tu-nhung-mo-hinh-nong-nghiep-tai-ba-vi-31421.htmlIn bài viết
Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Copyright © 2023 https://langngheviet.com.vn/ All right reserved.