Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Những làng nghề thủ công truyền thống của đồng bào Chăm

LNV - Ninh Thuận là nơi hội tụ nhiều di sản văn hóa Chăm, ngoài các di tích đền tháp, lễ hội văn hóa đặc sắc, nơi đây, còn bảo tồn được các làng nghề truyền thống đã được lưu truyền từ hàng trăm năm qua. Thời kỳ đất nước mở cửa hội nhập về kinh tế và giao lưu văn hóa, làng nghề truyền thống của người Chăm có điều kiện thuận lợi để hồi sinh, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch ở địa phương.

Làng gốm Bàu Trúc

Ninh Thuận chỉ có duy nhất làng Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân (Ninh Phước) còn bảo tồn nghề làm gốm. Làng Bàu Trúc tiếng Chăm gọi là Palei Hamu Craok (người Việt phát âm thành Ma Tró). Ngày xưa, làng còn có tên gọi khác là Danao Panrang, danh xưng theo đơn vị hành chính là thôn Vĩnh Thuận, ngày nay, gọi là khu phố Bàu Trúc. Làng được bao quanh bởi cánh đồng lúa có hệ thống thủy lợi sông Lu và sông Quao chảy qua hình thành lớp địa tầng đất sét tự nhiên. Mặc dù, chưa có nghiên cứu nào nói về việc phát hiện mỏ đất sét được ví như “vàng đen” đã được khám phá ra như thế nào? Nhưng, trong dân gian tương truyền vị tổ nghề của làng là vợ chồng Po Klaong Can được người dân thờ phụng như vị thần hoàng của làng. Theo ông Quảng Trộm (85 tuổi) ở làng Bàu Trúc cho biết thêm về một giả thuyết nói về nguồn gốc của nghề gốm là do dòng tộc Kut Drai đã truyền dạy cho người dân trong làng bí quyết về kỹ thuật làm gốm. Ngày nay, con cháu của dòng tộc Kut Drai vẫn đang duy trì nghề làm gốm của tổ tiên bằng các phương pháp thủ công truyền thống không sử dụng bàn xoay và không sử dụng kỹ thuật tráng men.

Để làm ra một sản phẩm gốm truyền thống, cần phải tuân thủ theo từng quy trình nhất định. Mỗi công đoạn đều giữ vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng sản phẩm. Các quy trình chính để làm ra sản phẩm gốm là khai thác đất sét, xử lý đất sét, tạo hình khối, hoa văn trang trí, phơi gốm để tu chỉnh và nung gốm. Sản phẩm của gốm Bàu Trúc rất đa dạng và phong phú, bao gồm các đồ gia dụng như lu nước, nồi, bình, chậu, ấm, ly, phù điêu tượng thần và gạch dùng trong kiến trúc xây dựng. Từ những đặc điểm chế tác, màu sắc, hoa văn trang trí và các dòng sản phẩm cho thấy gốm Bàu Trúc là sự tiếp nối, kế thừa dòng gốm Sa Huỳnh và gốm Gò Sành của người Champa nổi tiếng trong lịch sử. Nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và tiếp tục xây dựng hồ sơ trình UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp.

Làng dệt thổ cẩm Mỹ Nghiệp

Nghề dệt vải thổ cẩm gắn liền với đời sống hàng ngày của phụ nữ Chăm vùng Nam Trung Bộ. Xưa kia, mặt hàng thổ cẩm là sản phẩm triều cống của vương quốc Champa và xuất cảng ra nước ngoài, trao đổi thương mại với quốc tế. Các làng Chăm ở Ninh Thuận và Bình Thuận đều có nghề dệt phục vụ cho nhu cầu đời sống. Đặc biệt, là cung cấp cho các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và cúng lễ trên đền tháp. Ở Ninh Thuận, có làng dệt thổ cẩm ở làng Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân (Ninh Phước) còn bảo tồn nhiều hoa văn cổ, sản xuất ra nhiều mặt hàng với mẫu thiết kế đẹp đáp ứng yêu cầu thị trường.

Người Chăm làm ra các sản phẩm thổ cẩm từ hai loại khung dệt: Khung dệt tấm lớn (Danâng manyim aban) và khung dệt hoa văn khổ nhỏ (Danâng manyim jih dalah). Thích ứng với thị trường, sản phẩm thổ cẩm Chăm sớm hội nhập và xuất khẩu sang các nước trong khu vực và châu Âu. Tại làng Chăm Mỹ Nghiệp, đã xây dựng được khu sản xuất và khu trưng bày, quảng bá sản phẩm phục vụ khách tham quan, tìm hiểu về kỹ thuật dệt truyền thống của người Chăm. Nghề dệt thổ cẩm gắn liền với người phụ nữ, họ gắn bó với nghề dệt suốt cả cuộc đời. Mặt hàng thổ cẩm Chăm rất được các tộc người ở Tây Nguyên ưa chuộng. Do đó, con đường trao đổi hàng hóa giữa người Chăm với Tây Nguyên, giữa đồng bằng và miền núi được kết nối liên tục trong lịch sử. Họ xem mặt hàng thổ cẩm Chăm là vật dùng để làm sính lễ trong hôn nhân.

Làng bốc thuốc Nam truyền thống An Nhơn và Phước Nhơn

Ở làng Chăm An Nhơn và Phước Nhơn (Ninh Hải) có nhiều gia đình sinh kế bằng nghề bốc thuốc Nam. Các bài thuốc của người Chăm được lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nguồn gốc của bài thuốc chủ yếu được khai thác trong tự nhiên, trong các khu rừng, đồi núi ven biển ở Ninh Thuận. Theo kinh niệm bí truyền, rễ cây rừng được chặt mang về sắc nhỏ, phơi khô và pha trộn với nhiều loại thân cây, rễ cây khác nhau tạo thành một hỗn hợp dùng để đun nấu uống chữa bệnh. Điều đặc biệt, các bài thuốc Nam của người Chăm được đun trong nồi siêu làm bằng chất liệu gốm do các nghệ nhân làng Bàu Trúc làm ra. Bài thuốc Nam của người Chăm đã được nhiều nhà khoa học chọn làm đề tài nghiên cứu trong lĩnh vực y học. Ngày nay, bài thuốc Nam của người Chăm không chỉ phục vụ trong cộng đồng mà còn đi ra thị trường trong và ngoài tỉnh.

Theo Báo Ninh Thuận

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề đan võng ngô đồng

Nghề đan võng ngô đồng

LNV - Nghề đan võng ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm xã Tân Hiệp, (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An.
Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

LNV - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nghề truyền thống này.

Tin khác

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

LNV - Không chỉ thành lập mô hình dịch vụ du lịch mà hiện nay, Hợp tác xã (HTX) Mai vàng Tân Tây cũng được thành lập. Đây là tín hiệu vui, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

LNV - Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là “xứ mây”. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những “bàn tay lụa” khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

LNV - Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

LNV - Đầu xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng có buổi gặp mặt chúc mừng xuân mới và trao đổi với ông Nguyễn An Hưng- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển.
Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

LNV - Tỉnh Trà Vinh, với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ sinh thái nước mặn đa dạng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh Trà Vinh rất lớn (khoảng 15.000ha), thích hợp cho nghề nuôi nghêu, sò. Sản phẩm nghêu tại Trà Vinh được nuôi thả tự nhiên, nghêu thành phẩm có kích thước lớn, sạch cát, thịt dày và vị ngọt đặc trưng.
Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

LNV - Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

LNV - Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

LNV - Trong danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, có thêm 5 nghề thủ công truyền thống – tri thức dân gian được ghi danh.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

LNV - Nghề may làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội) trải qua hơn 1.000 năm vẫn giữ được truyền thống làm hoàn toàn thủ công. Dịp cuối tháng 2/2024 vừa qua, Làng nghề may Trạch Xá đã được công nhận là 1 trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động