Hà Nội: 22°C Hà Nội
Đà Nẵng: 27°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 29°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”

LNV - Chiều 12/4, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 3; đồng thời vinh danh tác giả đạt Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật và trao tặng Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định lần thứ VI ((2016 - 2020). Đây là sự kiện để biểu dương, vinh danh các văn nghệ sĩ, nghệ nhân đã đạt thành tích tiêu biểu, xuất sắc trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật.

Tại buổi lễ, đã công bố Quyết định của Chủ tịch nước về phong tặng danh hiệu Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”. Theo đó năm 2022, tỉnh Bình Ðịnh có 3 nghệ nhân được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, là: Nghệ nhân Hồ Văn Sừng, Nghệ nhân Lê Văn Cảnh, Nghệ nhân Hà Thị Hạnh và 19 nghệ nhân được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Cùng đó, vinh danh Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng, với cụm tác phẩm kịch bản sân khấu “Khúc ca bi tráng và Nước non cửa Phật”; trao tặng 75 giải thưởng (18 Giải A; 31 Giải B và 26 Giải Khuyến khích) thuộc Giải thưởng Đào Tấn - Xuân Diệu dành cho văn học nghệ thuật tỉnh Bình Định lần thứ VI.

Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu  Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”
Nghệ nhân Lê Văn Ru vui mừng khi được trao danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú

Những năm qua, Bình Định rất quan tâm đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc và hoạt động văn học, nghệ thuật của tỉnh đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đội ngũ văn nghệ sĩ, nghệ nhân được hình thành, tôi luyện và ngày càng phát triển, có nhiều cống hiến trên các lĩnh vực di sản văn hóa, sưu tầm, nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn, lý luận phê bình văn học, nghệ thuật, đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Song song với việc bảo vệ, phát huy và lập hồ sơ ghi danh di sản văn hóa phi vật thể, những năm qua tỉnh Bình Định đã dành sự quan tâm sâu sắc đến các Nghệ nhân dân gian, chủ thể nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể, người giữ vai trò chủ chốt trong việc triển khai, thực hiện các hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa trong cộng đồng. Công tác tôn vinh, đãi ngộ đã được triển khai tích cực, kịp thời đối với các nghệ nhân tiêu biểu xuất sắc trong công tác bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể. Qua 3 lần phong tặng, đến nay tỉnh Bình Định đã có 42 nghệ nhân, trong đó có 7 Nghệ nhân Nhân dân và 35 Nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể.

Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu  Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”
Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân cho 3 nghệ nhân

Nghệ nhân ưu tú Lê Văn Ru, dân tộc Chăm Hroi ở xã Canh Hiệp, huyện Vân canh chia sẻ: Suốt mấy chục năm nay, tôi luôn dành tâm huyết để bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa của dân tộc mình. Được sự quan tâm của Nhà nước xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Ưu tú, tôi rất vinh dự và vui mừng. Tuy tuổi đã cao, trí lực không còn như xưa nhưng tôi sẽ cố gắng truyền dạy những gì mình biết cho thế hệ trẻ để tiếp nối và phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Lâm Hải Giang cho biết: Quá trình hội nhập quốc tế sâu rộng, giao lưu văn hóa, sự bùng nổ của các phương tiện truyền bá sản phẩm văn hóa đã, đang và sẽ tác động cả tích cực và tiêu cực đến việc bảo tồn, phát huy bền vững giá trị di sản văn hóa và đời sống văn học, nghệ thuật của đất nước và của tỉnh. Bối cảnh đó, đòi hỏi đội ngũ nghệ nhân, văn nghệ sĩ của tỉnh tiếp tục nghiên cứu, vận dụng, kế thừa và phát huy các giá trị, quan điểm xuyên suốt trong Đề cương về Văn hóa Việt Nam. Bằng sự nỗ lực và trách nhiệm của mình, các nghệ nhân và văn nghệ sĩ với tâm huyết và lòng say mê nghề nghiệp, tiếp tục đóng góp tài năng, trí tuệ của mình cho sự nghiệp xây dựng và kiến thiết quê hương.

Bình Định tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu  Nhà nước “Nghệ nhân Nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”
Lãnh đạo tỉnh Bình Định trao danh hiệu cho các nghệ nhân ưu tú

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đề nghị, Sở Văn hóa - Thể thao (VHTT) Bình Định, Hội Văn học Nghệ thuật Bình Định, cùng với các sở, ngành, địa phương tiếp tục quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa cho các nghệ nhân trong việc tổ chức các hoạt động trình diễn, truyền dạy di sản văn hóa cho thế hệ trẻ và phát triển thành sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.

“Những Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú là báu vật sống, nắm giữ kho tàng văn hóa truyền thống dân tộc. Hiện nay, đa số họ đã lớn tuổi,yêu cầu Sở VHTT Bình Định tiếp tục phối hợp với ngành và địa phương có liênquan đề xuất UBND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách, quan tâm đến đời sống nghệ nhân, nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mà các nghệ nhân đang nắm giữ.

Cao Bằng: Xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú” lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ Hà Nội thành lập Hội đồng xét tặng Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú nghề thủ công mỹ nghệ 628 nghệ nhân được Chủ tịch nước tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân và Nghệ nhân ưu tú
Lê Phương

Tin liên quan

Tin mới hơn

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

Công nhận nghề đan võng ngô đồng Cù Lao Chàm là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

LNV - Vừa qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố Quyết định nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm và làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Nghề đan võng ngô đồng

Nghề đan võng ngô đồng

LNV - Nghề đan võng ngô đồng ở đảo Cù Lao Chàm xã Tân Hiệp, (TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam) được coi là một nghề thủ công đặc biệt, ​​tiêu biểu cho đời sống văn hóa đặc sắc của người dân Hội An.
Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

Bảo tồn nghề in mộc bản hàng trăm năm tuổi

LNV - Nghề in khắc gỗ (in mộc bản) thôn Thanh Liễu, phường Tân Hưng, thành phố Hải Dương đã tồn tại trên 500 năm. Trải qua hàng trăm năm, nghề in ở đây đã dần bị mai một. Hiện nay, làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề truyền thống. Trước nguy cơ mai một nghề truyền thống, các nghệ nhân của làng đang nỗ lực gìn giữ, phát huy những nét đẹp của nghề truyền thống này.

Tin khác

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

Long An: Mai vàng Tân Tây - khởi sắc làng nghề

LNV - Không chỉ thành lập mô hình dịch vụ du lịch mà hiện nay, Hợp tác xã (HTX) Mai vàng Tân Tây cũng được thành lập. Đây là tín hiệu vui, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống của người dân trong khu vực Làng nghề trồng mai xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An.
Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

Chuyện giữ nghề nơi “xứ mây” Phú Vinh

LNV - Cũng chẳng ngoa khi gọi làng nghề mây tre đan Phú Vinh, xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) là “xứ mây”. Một phần bởi làng nghề đã có thâm niên hơn 400 năm lịch sử, phần khác vì nơi đây là xứ sở của mây tre, là nơi quy tụ những “bàn tay lụa” khéo léo bậc nhất Hà Nội.
Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

Nghề dệt thổ cẩm của Người Pà Thẻn ở Tuyên Quang

LNV - Dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được thiên nhiên ưu ái ban tặng nhiều cảnh đẹp độc đáo. Du khách đến vùng đất này, bên cạnh việc thưởng lãm phong cảnh, văn hóa đồng bào dân tộc khách thăm còn có dịp tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pà Thẻn. Đây là một nét văn hóa phản ánh đậm nét đời sống tinh thần và cũng là niềm tự hào của đồng bào dân tộc Pà Thẻn nơi đây.
Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

Làng làm heo đất ở Lái Thiêu

LNV - Làng làm heo đất ở Lái Thiêu (Bình Dương) ra đời cách đây gần nửa thế kỷ. Cho đến nay, dù số hộ theo nghề đã vơi đi nhưng nét đẹp truyền thống của làng nghề vẫn được bảo toàn nguyên vẹn. Những hộ bám theo nghề vẫn miệt mài vật lộn với con heo bỏ ống.
Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

Bảo tồn và phát triển làng nghề - nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống gắn với du lịch, góp phần phát triển kinh tế xã hội Thành phố Hải Phòng

LNV - Đầu xuân Giáp Thìn 2024, Phóng viên Tạp chí Làng nghề Việt Nam tại Hải Phòng có buổi gặp mặt chúc mừng xuân mới và trao đổi với ông Nguyễn An Hưng- Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến ngày càng phát triển

LNV - Làng nghề mây tre đan Tăng Tiến, xã Tăng Tiến, Việt Yên (Bắc Giang) là nơi có nghề đan lát truyền thống nổi tiếng từ rất lâu đời. Làng có lịch sử hình thành nghề đến nay đã hơn 300 năm, khoảng vào thời nhà Hậu Lê và ngày một phát triển.
Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

Nghêu Trà Vinh - Cơ hội để phát triển

LNV - Tỉnh Trà Vinh, với vị trí nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, có hệ sinh thái nước mặn đa dạng, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phát triển. Diện tích đất cồn và bãi bồi ven biển của tỉnh Trà Vinh rất lớn (khoảng 15.000ha), thích hợp cho nghề nuôi nghêu, sò. Sản phẩm nghêu tại Trà Vinh được nuôi thả tự nhiên, nghêu thành phẩm có kích thước lớn, sạch cát, thịt dày và vị ngọt đặc trưng.
Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

Vễ Vĩnh Châu ghé thăm làng nghề bánh phồng tôm 70 năm tuổi

LNV - Lạc Hòa, một xã ven biển thuộc thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, từ lâu đã nổi tiếng với nghề làm bánh phồng tôm. Món quà quê hương giản dị này không chỉ mang đậm hương vị của biển cả mà còn là nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân nơi đây.
Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

Kỳ quan di sản “ Làng nghề - Một thoáng Việt Nam”

LNV - Làng nghề “Một thoáng Việt Nam” tọa lạc tại ấp Phú Bình, xã An Phú, huyện Củ Chi, TP.HCM. Nơi đây được ví như một “bảo tàng sống” về văn hóa Việt Nam, thu hút du khách bởi không gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

Làng nghề Bàu Đá: giữ lửa “ đệ nhất danh tửu”

LNV - Rượu Bàu Đá là một trong những đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bình Định, có xuất xứ từ xóm Bàu Đá, thôn Cù Lâm, xã Nhơn Lộc, huyện An Nhơn (cách Quy Nhơn khoảng 30km). Rượu Bàu Đá được các gia đình trong vùng chưng cất từ gạo như một nghề gia truyền.
Nghề dệt đũi ở Nam Cao

Nghề dệt đũi ở Nam Cao

LNV - Nghề dệt đũi Nam Cao (xã Nam Cao, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) hình thành từ hơn 400 năm về trước, nổi tiếng khắp cả nước nhờ sự độc đáo. Những sản phẩm ở làng nghề dệt đũi Nam Cao được làm thủ công với rất nhiều công đoạn. Từ khâu chọn nguyên liệu tới khi thành thành phẩm đòi hỏi sự công phu, cần mẫn, tỉ mỉ, trau chuốt từng chút một của người nghệ nhân.
Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

Tinh hoa trong từng đường kim, mũi chỉ

LNV - Làng Văn Lâm xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình được cho là nơi phát tích, hội tụ đầy đủ nhất những tinh hoa của nghề thêu ren với những bàn tay vàng đã được Hiệp hội làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam công nhận. Trải qua hàng thế kỷ người dân nơi đây vẫn lưu giữ nghề truyền thống và phát triển bằng những sản phẩm thêu tay độc đáo có độ tinh xảo cao phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

Nhiều di sản văn hóa, nghề thủ công truyền thống được ghi danh

LNV - Trong danh mục 26 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố, có thêm 5 nghề thủ công truyền thống – tri thức dân gian được ghi danh.
Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

Bình Thuận: Phát huy tiềm năng ngành nghề nông thôn

OVN - UBND tỉnh Bình thuận vừa ban hành kế hoạch “Chiến lược phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Trong đó, Khôi phục, phát triển ngành nghề truyền thống trên địa bàn Bình Thuận gắn với việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn; Hỗ trợ phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn, làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là những mục tiêu hướng tới của kế hoạch.
Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

Làng nghề áo dài Trạch Xá nghìn năm tuổi

LNV - Nghề may làng Trạch Xá (xã Hoà Lâm, huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội) trải qua hơn 1.000 năm vẫn giữ được truyền thống làm hoàn toàn thủ công. Dịp cuối tháng 2/2024 vừa qua, Làng nghề may Trạch Xá đã được công nhận là 1 trong 26 Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024

LNV - Sáng 29-3, tại Hà Nội, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ năm 2024.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

Làng nghề miến dong Côn Minh: Giữ gìn và phát huy thương hiệu

LNV - Những sợi miến thơm ngon nức tiếng của đồng bào vùng cao xã Côn Minh (Na Rì) đã theo chân du khách đi khắp muôn nơi. Đây cũng là địa phương duy nhất của tỉnh Bắc Kạn vừa được công nhận Làng nghề.
Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

Về An Giang thăm làng nghề tranh vẽ kiếng

LNV - Một làng ở An Giang trăm năm làm nghề vẽ tranh gì mà tới nay vẫn bán được hàng? Làng nghề tranh vẽ kiếng (tranh vẽ trên kính) ở huyện Chợ Mới là một trong những làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở An Giang.
Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

Long An: Bình Hòa Bắc đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023

LNV - Ngày 26/3, UBND huyện Đức Huệ tổ chức Lễ công bố Quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh Long An công nhận xã Bình Hòa Bắc đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) năm 2023.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động